DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phải làm gì tài khoản bỗng dưng có tiền mà không rõ nguồn gốc?

 

Việc chuyển nhầm tài khoản không phải là chuyện lạ hiếm gặp khi chủ tài khoản bất cẩn chuyển tiền nhầm đến một số tài khoản khoản khác.

Vậy làm cách nào để lấy lại, bạn tham khảo nội dung bài: Hướng dẫn cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm tài khoản.

Về phía người nhận được số tiền chuyển nhầm đó cũng đừng vội mừng vì số tiền bỗng dưng “từ trời rơi xuống” nếu vô tình hoặc cố ý chiếm đoạt nó thì bạn sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lý. Cụ thể là:

Điều 579 BLDS quy định về Nghĩa vụ hoàn trả như sau:

1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

Trường hợp tài khoản nhận được số tiền lạ, việc đầu tiên cần làm là báo với ngân hàng hoặc trả lại người chuyển nhầm ( nếu họ liên hệ) hai bên có thể thỏa thuận với nhau để trả lại số tiền chuyển nhẩm, nếu người nhận quyết định không trả, hoặc đòi thêm "phí" mới trả, bạn có thể vi phạm pháp luật hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành. Trường hợp cố tính không báo hoặc  rút tiền để sử dụng thì sẽ căn cứ theo mức độ vụ việc, tính chất hành vi mà có hướng xử lý phù hợp.

Xử phạt hành chính:

Điểm d khoản 1 điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác có thể bị phạt tiền 1.000.000-2.000.000 đồng.

Xử lý hình sự

Tại điều 176 BLHS 2015 quy định về tội chiếm giữ trái phép tài sản nếu chiếm giữ trái phép có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên, người có hành vi chiếm giữ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ 100 triệu đến dưới 500 triệu  có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 177 Bộ luật Hình sự về tội Sử dụng trái phép tài sản, nếu có đủ các yếu tố cấu thành.

 

  •  2247
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…