DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Là người đi vay tiền, ít nhất bạn phải biết 8 điều sau đây:

>>> 3 vấn đề cần cân nhắc trước khi vay tiêu dùng

Nếu là người đi vay tiền, bạn cần phải biết rằng, mình có được phép vay tiền không? Mục đích vay của mình có bị cấm hay không? Lãi suất vay thông thường là bao nhiêu? Trong trường hợp chậm trả thì bị xử lý như thế nào? Trường hợp không có khả năng chi trả thì bị xử lý ra sao?...

Lưu ý rằng trong phạm vi bài viết này, chỉ đề cập đến các khoản vay tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính được pháp luật thừa nhận, đối với các khoản vay nóng ngoài các công ty, tổ chức này không thuộc phạm vi bài viết.

1. Chỉ có cá nhân, pháp nhân mới được vay tiền tại tổ chức tín dụng

Cụ thể, đó là:

- Pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài.

Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN

2. Chỉ có cá nhân mới được vay tiền của công ty tài chính

Với mục đích để tiêu dùng.

Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN

3. Các trường hợp không được vay vốn

- Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.

- Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm.

- Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.

- Để mua vàng miếng.

- Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

- Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh;

+ Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;

+ Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Căn cứ pháp lý: Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN

4. Mức cho vay tối đa

Đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:

Căn cứ vào phương án sử dụng vốn, khả năng tài chính của khách hàng, các giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và khả năng nguồn vốn của tổ chức tín dụng để thỏa thuận với khách hàng về mức cho vay.

Đối với công ty tài chính: 100 triệu đồng. Lưu ý, mức này không áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để mua ôtô và sử dụng ôtô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý: Điều 12 Thông tư 39/2016/TT-NHNN và Khoản 1 Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN.

5. Lãi suất vay

Đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:

Xem chi tiết tại đây.

Đối với công ty tài chính:

Thực hiện theo quy định của NHNN về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, từ đó, Công ty tài chính sẽ ban hành khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.

Xem thêm: Quy định về lãi suất trong năm 2018

6. Trường hợp chậm trả thì bị xử lý như thế nào?

Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:

- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;

- Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định trên, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;

- Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

Căn cứ pháp lý: Khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN

7. Trường hợp không có khả năng chi trả thì làm sao?

Đối với trường hợp người đi vay là cá nhân:

Làm đơn yêu cầu để gia hạn thời gian trả nợ và tuyệt đối không bỏ trốn, tránh né bên cho vay, bởi vì hành vi trốn tránh, không trả nợ có thể bị khép vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật hình sự mới nhất.

Xem chi tiết tại đây.

Đối với trường hợp người đi vay là pháp nhân:

Có thể bị xếp vào trường hợp mất khả năng thanh toán nếu không thanh toán trong vòng 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán và phải tiến hành thủ tục phá sản.

Căn cứ pháp lý: Luật phá sản 2014.

  •  3803
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…