DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

02 trường hợp bắt buộc thực hiện “thủ tục tiền tố tụng” trước khi khởi kiện

>>>[Tổng hợp] Thời hiệu khởi kiện đối với một số tranh chấp dân sự

>>>Có thể đồng thời khiếu nại và khởi kiện hành chính không?

>>> Muốn khởi kiện dân sự, bạn cần phải đáp ứng 04 điều kiện khởi kiện này

 

Khái niệm “thủ tục tiền tố tụng” được sử dụng trong bài viết bài không phải là một thuật ngữ pháp lý mà đây chỉ là thuật ngữkhoa học pháp lý được sử dụng phổ biến trong thực tiễn đời sống. Về cơ bản, thủ tục này được hiểu là những công việc cần phải thực hiện trước khi bạn muốn tiến hành khởi kiện raTòa án. Nói cách khác, để đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật, trước khi nộp đơn khởi kiện bạn cần thực hiện một số thủ tục nhất định.

Thông thường, quy trình giải quyết vụ án một vụ án dân sự sẽ không bao gồm thủ tục này. Tuy nhiên, đối với 02 trường hợp ngoại lệ sau đây thì trước hết bạn bắt buộc phải thực hiện thủ tục tiền tố tụng, sau đó mới có thể khởi kiện vụ việc dân sự ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết.

>>>Trường hợp 1: Tranh chấp quyền sử dụng đất

Trong quy trình giải quyết đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất, trường hơp các bên không thể tự thỏa thuận hòa giải thì các bên phải tiến hành thủ tục hòa giải cơ sở - thủ tục bắt buộc (quy định tại Điều 202, 203 Luật đất đai 2013 và Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP). Theo đó, đối với loại tranh chấp này, trước khi muốn khởi kiện tại Tòa án, bạn cần phải thông qua thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Chỉ khi thực hiện thủ tục tiền tố tụng này xong rồi nhưng kết quả là hòa giải không thành thì sau đó bạn mới có đủ điều kiện để khởi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc của mình. Do vậy, trường hợp chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp mà đã nộp đơn khởi kiện ra Tòa án thì Tòa sẽ không xem xét, thụ lý vụ án mà trả lại đơn khởi kiện. Bởi trường hợp này được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (theo khoản 2 Điều 4 Nghị quyết 04/2017/ NQ-HĐTP).

Cần lưu ý, đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án. Theo đó, với những tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất sẽ không cần phải thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (thủ tục tiền tố tụng) mà vẫn đủ điều kiện khởi kiện.

>>>Trường hợp 2: Tranh chấp lao động

Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết (trừ 05 trường hợp ngoại lệ tại khoản 1 Điều 201 Bộ luật lao động 2012 thì không bắt buộc thực hiện thủ tục hòa giải trước khi khởi kiện). Vì vậy, trường hợp người lao động chưa tiến hành hòa giải mà tiến hành khởi kiện ra Tòa án thì sẽ bị trả lại đơn khởi kiện do chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Ví dụ: Công ty A là người sử dụng lao động ký hợp đồng với ông B, trong hợp đồng ghi rõ ông B sẽ được Công ty cho đi học nghề 01 năm, đồng thời ông B có nghĩa vụ làm việc tại Công ty ít nhất là 05 năm kể từ thời điểm học xong. Tuy nhiên, sau khi học xong ông B chỉ làm việc ở Công ty A 02 năm. Công ty A khởi kiện ông B ra Tòa án buộc ông B hoàn trả chi phí đào tạo học nghề khi chưa tiến hành thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động. Trường hợp này, theo quy định tại Điều 201 Bộ luật lao động năm 2012, khoản 1 Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì Công ty A chưa đủ điều kiện khởi kiện vụ án.

 

Lưu ý: Hòa giải cơ sở đối với trường hợp vợ chồng ly hôn

Nhiều người vẫn hay mặc định rằng thủ tục hòa giải cơ sở trước khi nộp đơn ly hôn là thủ tục bắt buộc thực hiện. Tuy nhiên, đây là nhận thức sai lầm, bởi theo quy định tại Điều 52 Luật hôn nhân gia đình năm 2014:

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

Với quy định trên thì việc việc hòa giải ở cấp cơ sở không phải là thủ tục bắt buộc phải thực hiện trước khi nộp đơn yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. Việc hòa giải ở cấp cơ sở khi ly hôn chỉ mang tính chất khuyến khích để hàn gắn quan hệ 02 bên.

Hòa giải ở cơ sở có thể được tiến hành trong phạm vi từ nội bộ gia đình đến UBND xã, phường, thị trấn; các tổ chức như: Chi hội phụ nữ, Chi đoàn thanh niên, Chi hội cựu chiến binh, Chi hội nông dân,..; và ngay cả cơ quan làm việc của cả vợ, chồng. Bên cạnh đó, hòa giải viên thường là những người quen biết, thậm chí có thể có mối quan hệ gần gũi, thân thiết với vợ, chồng nên có thể hiểu rõ về mỗi người cũng như quan hệ hôn nhân của họ. Từ đó, có thể đưa ra những lời khuyên đúng đắn và thiết thực nhất cho những người trong cuộc. 

 

  •  12210
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…