Cảm ơn ý kiến của bạn.
Thật sự là rủi ro rất lớn. Bởi vì mình có người thân trong hoàn cảnh đó nên cố tìm ra và khai thác những kẽ hở của pháp luật, dù là nhỏ nhất. Đó cũng là những cơ sở pháp lý duy nhất mà mình có thể căncứ để tranh luận trong lúc này, mặc dù nó rất mong manh.
Nếu trong tình huống xấu nhất, mình sẽ dựa vào đó để khởi kiện, được biết hiện nay các cơ quan, đơn vị trong quân đội rất sợ đơn thư khiếu nại, tố cáo, vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả thi đua, không được hoặc hạn chế xét khen thưởng. Đồng thời người chỉ huy, cấp ủy nào có quân nhân bị truy tố hình sự sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới (kỷ luật hoặc không được lên quân hàm). Hội đồng khám tuyển của địa phương cũng bị xem xét quy trình tuyển chọn...
Mặc khác, tội danh đào ngũ được diễn giải là khá phức tạp. Nó đề cập chủ yếu đến những hành vi quyết tâm rời bỏ hàng ngũ và không có ý định trở lại đơn vị, hoặc rời bỏ hàng ngũ trong thời chiến... Trong BLHS 2015 nêu không rõ thời bình, thời chiến.
Quyết định 04 của Bộ quốc phòng là một văn bản trung gian giữa xử lý kỷ luật quân đội và vi phạm pháp luật nhà nước, ngoài ra còn có Nghị định 120 của Chính phủ, nhưng cũng chỉ xử lý hành chính. Về khách quan mà nói thì hiện nay các tội liên quan đến thực hiện NVQS được xử lý khá nhẹ (có lẽ tới đây sẽ khác)
Trước khi truy tố cần phải có thời gian để thông báo và cắt quân số về địa phương, trả tiền phụ cấp về trên và phải giải trình với cấp trên. Xử lý hình sự đối với quân nhân là do Tòa án quân sự tiến hành. Thủ tục truy tố cần phải tuân theo hướng dẫn của cơ quan ngành dọc cấp trên. Vì thế chắc họ sẽ rất cẩn thận và cân nhắc kỹ lưỡng khi truy tố một quân nhân.
Căn cứ những yếu tố trên, mình hy vọng em mình sẽ có cơ hội thoát án hình sự.
Một lần nữa xin cảm ơn bạn.
Cập nhật bởi huynhda ngày 12/11/2016 08:53:17 CH