DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Yêu cầu khi thực hiện việc dẫn dắt súc vật qua đường ngang

Người dẫn dắt súc vật qua đường ngang được pháp luật quy định như thế nào?

Tại Luật Đường sắt 2005, có quy định về đường ngang như sau:

 Đường ngang là  đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, được Bộ Giao thông vận tải cho phép xây dựng và khai thác.

Người dẫn dắt súc vật qua đường ngang được pháp luật quy định tại Điều 37 Thông tư 62/2015/TT-BGTVT Quy định về đường ngang do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

Người dẫn dắt súc vật qua đường ngang phải đi sát mép đường bên phải. Trước khi qua đường ngang phải quan sát tàu đến từ hai phía đường sắt và chỉ được dẫn dắt súc vật đi qua khi có đủ điều kiện an toàn và hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn.

Như vậy, việc chăn thả gia sức gần chỗ đường sắt là rất nguy hiểm gây mất an toàn cho các phương tiện tham gia đường sắt, bên cạnh đó còn có thể gây thiệt hại cho gia súc. Còn nếu thực hiện việc dẫn dắt gia súc đi qua đoạn đường ngang thì phải đi bên mét phải, phải quan sát trước khi qua, và việc dẫn dắt gia súc đi qua phải diễn ra nhanh gọn.

Nếu vi phạm các quy định nêu trên có thể bị xử phạt hành chính với các hành vi của mình, tại Điểm c Khoản 1 Điều 48 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định là phạt từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm, trong đó có: Để súc vật đi qua đường sắt không đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển.

  •  1464
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…