DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Ý NGHĨA PHÂN BIỆT BẤT ĐỘNG SẢN VÀ ĐỘNG SẢN

 Căn cứ vào Khoản 1 điều 174-BLDS 2005 ta có Bất Động Sản bao gồm:

     + Đất đai là bất động sản duy nhất không phụ thuộc vào vào bất cứ các yếu tố nào khác đi kèm.

      + Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó. Đây là những tài sản được coi là bất động sản khi và chỉ khi gắn liền với đất đai, tức là nếu những tài sản đó không gắn liền với đất đai thì không phải là bất động sản.

      + Các tài sản khác gắn liền với đất đai. Đây thường là tài sản vô hình hay bất động sản vô hình, thường là các quyền đối với bất động sản, một số quyền tiêu biểu như quyền sở hữu, quyền thế chấp...VD: Quyền sử dụng đất, quyền thế chấp quyền sử dụng đất....

      + Các tài sản khác do pháp luật quy định. Vd: Theo Khoản 2, Điều 5, Luật kinh doanh Bất động sản 2014 quy định Nhà, công trình xây dựng trong tương lai cũng là bất động sản 

Theo Khoản 2, Điều 174-BLDS 2005 quy định Động sản là những tài sản không phải bất động sản. Qua đây cho ta thấy phạm vi động sản rất rộng.  

Ý nghĩa phân biệt bất động sản và động sản :

+ Xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản. Theo Điều 168/BLDS2005 bất động sản được chuyển giao quyền sở hữu từ thời điểm đăng kí quyền sở hữu, còn đối với động sản động sản được xác lập tại thời điểm chuyển giao. một số trường hợp động sản được chuyển giao từ thời điểm đăng kí như xe máy, ô tô.

+Xác lập thủ tục đăng kí đối với tài sản. Bất động sản phải đăng kí theo quy định của pháp luật, động sản không phải đăng kí, một số trường hợp đăng kí như xe máy, ô tô....theo quy định Điều 167/ BLDS 2005.

+ Xác định địa điểm xác lập GDDS khi không có thỏa thuận khác. Theo khoản 2, điều 284/ BLDS 2005 quy định về địa điểm thực hiện GDDS, đối với BĐS thì xác lập GD tại nơi có BĐS, đối với ĐS tại nơi cư trú hoặc trụ sở của người bên có quyền

+ Căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có thời hiệu.

Tài sản là vật vô chủ. Đối với ĐS quyền sở hữu được xác lập khi người đó phát hiện ra, khi không biết chủ sở hữu là ai, phải thông báo tìm kiếm sau một năm nếu không thấy chủ sở hữu thì người nhặt được tài sản.(điều 239/BLDS2005). Còn với BĐS, nếu phát hiện là vô chủ thì sẽ thuộc sở hữu nhà nước.. .

Theo quy định điều 247/BLDS2005  Nếu người chiếm hữu không có căn cứ pháp lí nhưng ngay tình, liên tục, công khai thì xác lập quyền sau 10 năm đối với ĐS, và 30 năm đối với BĐS

+ Xác định thẩm quyền tòa án về giải quyết tranh chấp trong GDDS, hay là các quyền đối với BĐS, ĐS theo quy định của điều 257, điều 258/ BLDS 2005.

+ Xác định đối tượng của các biện pháp bảo đảm, thông thường ĐS là cầm cố, kí cược, đặt cọc...Còn BĐS là đối tượng của biện pháp bảo lãnh

 

  •  26388
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…