DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Ý nghĩa của tuyên bố phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Việt Nam

Mỗi lần tàu Trung Quốc vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam hay Trung Quốc xây dựng cơ sở, diễn tập bắn đạn thật, đưa giàn khoan… thì đều nhận lấy những tuyên bố phản đối kịch liệt hành vi xâm phạm trái phép lãnh thổ Việt Nam từ phía Việt Nam. Vậy ý nghĩa của những tuyên bố phản đối này là gì?

Nhiều người cho rằng: việc chúng ta chỉ phản đối bằng miệng mà không dùng sức mạnh quân sự chỉ là nói cho có và chẳng tạo nên ý nghĩa gì. Nhưng thực sự ý nghĩa từ những tuyên bố phản đối Trung Quốc xâm phạm trái phép lãnh thổ Việt Nam có giá trị pháp lý vô cùng to lớn.

Bạn thử hình dung, trong xu thế hội nhập và phát triển và với khả năng quân sự của Việt Nam thì có nên giải quyết tranh chấp bằng con đường quân sự hay không? Chắc ai cũng cùng chung một câu trả lời là không. Vậy chúng ta phải giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên cơ sở hòa bình thông qua con đường ngoại giao và tuân thủ luật pháp Quốc tế.

(Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình)

Chúng ta phản đối kịch liệt hành vi xâm phạm trái phép lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc là thể hiện sự không đồng ý vùng lãnh thổ đang tranh chấp thuộc về Trung Quốc nhằm để Trung Quốc không thể thụ đắc chủ quyền vùng tranh chấp đó theo thời hiệu.

Thụ Đắc chủ quyền theo thời hiệu

Trong các hình thức thụ đắc chủ quyền lãnh thổ, có nguyên tắc thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu, một nguyên tắc mà một số nước lợi dụng để mạo nhận chủ quyền đối với một số vùng lãnh thổ mà họ đang chiếm đóng một cách bất hợp pháp.

Thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu trong luật pháp quốc tế được hiểu là thụ đắc chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ bằng chiếm hữu trên thực tế trong một thời gian dài và không có sự tranh chấp trực tiếp.

Chiếm hữu trên thực tế + Trong thời gian dài + Không có sự tranh chấp trực tiếp = Chủ quyền lãnh thổ.

Như vậy, để có được chủ quyền lãnh thổ tại một vùng tranh chấp thì Trung Quốc phải thỏa mãn ba yếu tố: Chiếm hữu trên thực tế, trong thời gian dài, không có sự tranh chấp trực tiếp.

Ở đây, Trung Quốc đã đạt được 2/3 tiêu chí đối với Quần đảo Hoàng Sa, một phần của Quần đảo Trường Sa nhưng chưa có được Chủ quyền lãnh thổ vì Việt Nam không bao giờ cho họ yếu tố thứ ba (Không có sự tranh chấp trực tiếp) bằng những tuyên bố phản đối kịch liệt.

Như vậy, ý nghĩa của những tuyên đó là: Dưới góc độ pháp luật quốc tế những vùng tranh chấp nêu trên (dù Trung Quốc đang chiếm hữu thực tế) vẫn là lãnh thổ của Việt Nam.

  •  6370
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…