DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Xử phạt xe không chính chủ: Báo chí đã hiểu sai về thông tư 11

(TVPL) – Gần đây có một số nguồn tin cho rằng Thông tư 11/2013/TT-BCA mới ban hành sẽ chỉ có hiệu lực trong hơn 2 tháng. Liệu kết luận này có đúng hay không?

Theo lập luận của nguồn tin này, Thông tư 11 hướng dẫn cho các nghị định 71/2012/NĐ-CP, 34/2010/NĐ-CP, mà những nghị định này sắp hết hiệu lực nên Thông tư 11 cũng sẽ hết hiệu lực cùng với các Nghị định này. 

 

Mặt khác, thông tư căn cứ vào Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 (sửa đổi các năm 2007, 2008), nhưng vào ngày 1/7 tới Pháp lệnh sẽ hết hiệu lực một phần, điều này đồng nghĩa với thông tư 11 sẽ có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2013.

 

Tuy nhiên, cách hiểu này hoàn toàn sai với quy định của pháp luật hiện hành. Bởi rằng chỉ có “Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân hết hiệu lực thi hành thì văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành văn bản đó cũng hết hiệu lực” (Khoản 2 điều 53 Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND 2004). 

 

Còn đối với những văn bản ở Trung ương thì trong Luật ban hành văn bản QPPL 2008  không nhắc đến. Như vậy, không có cơ sở pháp lý nào để đồng nhất môt cách hiểu đối với văn bản của cấp tỉnh và trung ương trong trường hợp này.

 

Về lý luận cũng thực tiễn áp dụng văn bản pháp luật thì không phải mọi trường hợp văn bản ở cấp trung ương hết hiệu lực thì văn bản hướng dẫn hay căn cứ nó hết hiệu lực. Bởi rằng khi một văn bản được hướng dẫn, được căn cứ bị thay thế bằng một văn bản khác, rõ ràng những văn bản này hết hiệu lực, nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa kịp ban hành văn bản để hướng dẫn chi tiết thi hành những quy định mới. Để giải quyết vấn đề đó, những văn bản hướng dẫn, căn cứ vào văn bản cũ vẫn còn hiệu lực nếu không trái với quy định của văn bản mới.

 

Ví dụ: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 đã hết hiệu lực vào ngày 01/01/2006 tuy nhiên Nghị quyết04/2003/NQ-HĐTP  về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế do Hội đồng thẩm phán-Toà án nhân dân tối cao ban hành cho đến hiện tại vẫn còn hiệu lực.

 

Như vậy, tới ngày 1/7 Thông tư 11 vẫn còn hiệu lực dù cho Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hết hiệu lực, Nghị định 71 và 34 bị thay thế; nếu thông tư 11 không bị một văn bản nào chỉ định thay thế. 

 

Tuy nhiên, nếu một phần nội dung của Thông tư 11 trái với Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Nghị định mới (Nghị định thay thế Nghị định 71 và 34) thì chỉ có phần đó hết hiệu lực.

 

  •  7132
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…