DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Xử phạt đối với việc kinh doanh không có giấy phép kinh doanh

Gia đình ông A có khu nhà trọ gồm 12 phòng, đã có 05 phòng cho thuê trọ. Ngày 10/1/2021 Công an huyện tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh nhà ông A và lập biên bản về việc không có giấy phép kinh doanh, không thông báo lưu trú, không có phương tiện nội quy PCCC và tạm giữ sổ hộ khẩu của gia đình ông A.

Như vậy, với những lỗi trên gia đình ông A sẻ bị xử phạt như thế nào, việc tạm giữ sổ hộ khẩu có đúng hay không?

Thứ nhất: Xử phạt hành vi không có giấy phép kinh doanh. Theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 6 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính như sau:

"Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

...2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

...5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện".

Thứ hai: Xử phạt hành vi không thông báo lưu trú. Căn cứ Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt về vi phạm về đăng ký và quản lý cư trú như sau:

"Điều 8. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;

b) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;...

Thứ ba: Xử phạt hành vi không có nội quy, quy định về PCCC. Điều 27 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định như sau:

"Điều 27. Vi phạm quy định trong việc ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy

...3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí, niêm yết nội quy về phòng cháy và chữa cháy.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có hoặc có quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy nhưng trái với các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước".

Thứ tư: Xử phạt hành vi không trang bị PCCC. Điều 41 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định như sau:

"Điều 41. Vi phạm quy định về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy

... 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho nhà, công trình theo quy định;...

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy theo quy định."

Thứ năm: Đối với các hình thức xử phạt như trên, pháp luật không có quy định cụ thể về việc tạm giữ sổ hộ khẩu . Do đó, nếu cơ quan có thẩm quyền tạm giữ sổ hộ khẩu, thì ông A có quyền yêu cầu họ cung cấp cơ sở/ quy định pháp luật về việc được tạm giữ sổ hộ khẩu của gia đình.

  •  1221
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…