DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Xử lý trường hợp người lao động tự ý bỏ việc không xin phép thế nào?

Tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019:
 
"Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
 
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
 
...
 
e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
 
...
Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
 
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
 
...
 
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng."
 
Như vậy, trong trường hợp người lao động tự ý bỏ việc có thì người sử dụng lao động quyền đơn phương hoặc xử lý xử lý kỷ luật sa thải. Tuy nhiên, việc xử lý kỷ luật sa thải cần phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục nên người sử dụng lao động xử lý theo hướng đơn phương là đơn giản nhất.
 
Tuy nhiên, trên thực tế thì người sử dụng lao động muốn đưa vào trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật để yêu cầu bồi thường thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Lao động 2019. Trước đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 646/LĐTBXH-CSLĐVL ngày 6/03/2003 về việc này với tinh thần hướng dẫn như sau:
 
"2. Khi người lao động tự ý bỏ việc liên tục từ 5 ngày trở lên mà không có lý do chính đáng, thì người sử dụng lao động gửi văn bản thông báo cho người lao động đến nơi làm việc để xem xét mối quan hệ lao động:
 
a. Nếu trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người lao động đến nơi làm việc để đạt nguyện vọng được tiếp tục làm việc, thì người sử dụng lao động bố trí việc làm cho người lao động và tiến hành xử lý kỷ luật lao động. 
 
b. Nếu quá thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người lao động không đến nơi làm việc và không báo cáo lý do vắng mặt, thì người sử dụng lao động trao đổi, thống nhất với Ban chấp hành công đoàn cơ sở, báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về lao động địa phương biết và xử lý như trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật./."
 
Như vậy, sau thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu người lao động quay lại làm việc thì công ty không được chấm dứt hợp đồng mà phải xem xét lý do nghỉ việc của người lao động. Nếu nghỉ việc không chính đáng thì có thể áp dụng hình thức sa thải (nếu trong nội quy có quy định về hành vi này). Khi áp dụng hình thức này phải đúng trình tự, nếu sai trình tự thì quyết định sa thải không có hiệu lực.
 
Nếu người lao động không đến nơi làm việc và không báo cáo lý do vắng mặt, thì công ty trao đổi, thống nhất với Ban chấp hành công đoàn cơ sở, báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về lao động địa phương biết và xử lý như trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
 
Lưu ý:
 
- Việc trao đổi với Ban chấp hành công đoàn nên lập thành biên bản, có chữ kí đầy đủ của người tham gia
 
- Quyết định chấm dứt hợp đồng lý do "người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng" nên có xác nhận của Đại diện ban chấp hành công đoàn cơ sở.
 
Mục đích của việc trên nhằm tạo cơ sở chứng minh nếu xảy ra tranh chấp về sau.
 
Lúc này công ty mới ra quyết định chấm dứt hợp đồng từ thời điểm người lao động bỏ việc. 
 
Tuy nhiên, công văn trên đã ban hành lâu rồi nên khi muốn xử lý theo hướng trên thì thì đơn vị cần liên hệ tới cơ quan quản lý lao động để được hướng dẫn cụ thể xem có chấp nhận không để tránh rủi ro xảy ra.
  •  634
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…