DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Xử lý các trang thông tin điện tử “trộm” tin của bài báo khác

Vừa qua, nhiều các trang báo, tạp chí đã phản ánh về một số bài viết của họ bị ăn cắp tin bởi các trang thông tin điện tử khác. Cụ thể, một số bài viết đã bị sao đi chép lại rồi đăng trên các trang đó với một cái tên khác được biến tấu lại . Vụ việc này không những ảnh hưởng đến quyền sở hữu trí tuệ mà nó còn ảnh hưởng đến cái nhìn của người đọc. Vậy pháp luật có quy định như thế nào về hành vi xâm phạm bản quyền này?

Nạn ăn cắp tin diễn ra tràn lan trên các trang thông tin điện tử, đặc biệt ở thời điểm mà việc đăng ký tên miền rất dễ dàng.

Việc đăng ký tên miền tràn lan làm xuất hiện nhiều trang web không chính thống, không đáng tin dẫn đến khó kiểm soát.

Điều đó gián tiếp gây nên những hành vi lấy cắp thông tin, chất xám của người viết đăng tải lại một cách vô tội vạ.

Tuy nhiên, việc phản ứng lại những sự xâm phạm đó cũng không quá là gay gắt, không đủ sức mạnh của các trang báo nên làm cho nạn “trộm” tin vẫn không dứt.

Hành vi này cũng không thể xác định rõ ràng bởi lẽ, nhiều trang báo vẫn đồng ý chia sẻ thông tin cho một số trang khác nên việc vi phạm bản quyền cần xét thêm trên nhiều yếu tố khác.

Ngoài ra, việc sao đi chép lại này thường đc lấy làm khai thác thương mại nên sự tranh chấp càng lớn hơn. Bởi chất xám mình làm ra, sản phẩm trí tuệ của mình bị cướp đi trắng trợn.

lay-cap-tin-bao-khac

Vậy chế tài nào là dành cho các trang thông tin điện tử về hành vi lấy cắp tin?

Pháp luật có quy định Tác phẩm báo chí nằm trong số các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Theo, đó tác phẩm được bảo hộ này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

Tùy mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng theo Điều 18 Nghị định 131/2013. Căn cứ mức độ thiệt hại thực tế, tổ chức cá nhân bị xâm phạm có quyền yêu cầu tòa án buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Bên cạnh đó,nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

Theo quy định tại điều 225 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), cá nhân hoặc tổ chức có hành vi xâm hại quyền tác giả với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan" với mức phạt tù lên tới 3 năm.

Nếu pháp nhân thương mại phạm tội này thì bị phạt tiền lên đến 3 tỉ đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định.

Nhưng trên thực tế, hầu như chưa thấy có trường hợp nào bị xử lý hình sự về tội xâm phạm quyền tác giả trong hoạt động báo chí mà chỉ mới bị xử phạt hành chính hoặc bồi thường dân sự. 

  •  252
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…