DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Xóa nợ thuế cho DN nhà nước?

Sáng 27-10, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày báo cáo về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế. Trong đó, nội dung đáng chú ý là việc Chính phủ đề xuất xóa các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế là doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thuộc danh sách cổ phần hóa, giao, bán, sáp nhập, sắp xếp lại.

Dễ gây chây ì cho các trường hợp khác

Thẩm tra đề xuất này, ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, cho biết đa số ý kiến trong ủy ban nhất trí với phương án này. Tuy nhiên theo ông Hiển, một số ý kiến cho rằng việc quy định như dự thảo sẽ dẫn đến trường hợp các DN hiện nay chưa đến thời điểm thực hiện cổ phần hóa, cố tình chây ì, chậm nộp tiền thuế để tăng số nợ thuế lớn hơn số lỗ lũy kế của DN hoặc cố tình không kê khai số thuế nợ trong giá trị của DN để được hưởng chính sách xóa nợ thuế của Nhà nước.

Vì vậy đại diện ủy ban này đề nghị chỉ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp đối với DNNN trong khoảng thời gian được giới hạn trước 31-12-2015, không nên quy định trong luật thành một chính sách thường xuyên. Theo đó, đây là nội dung mang tính cá biệt, nên đề nghị Quốc hội ban hành nghị quyết về xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp của DNNN và bổ sung vào nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2016.

Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (Hà Nội) nêu quan điểm không đồng ý với việc xóa nợ thuế cho các DNNN thuộc diện cổ phần hóa. “Tôi không đồng ý xóa nợ cho DNNN bởi các DN này có nguồn thu lớn, nếu xóa nợ thuế sẽ không làm rõ được trách nhiệm của người quản lý DN đó. Nhà nước đã giao cho anh quản lý DN mà để cho DN bị lỗ là không hoàn thành nhiệm vụ. Nếu xóa nợ coi như hòa cả làng, hết trách nhiệm” - bà An nói.

Theo bà An, nếu DNNN được xóa nợ thuế sẽ không tạo ra sự công bằng với các DN khác. “DNNN được xóa nợ cũng đồng nghĩa ngân sách nhà nước bị thất thu và cứ thế sẽ tạo tiền lệ xấu, nuông chiều trong quản lý DNNN” - vị này nêu quan điểm.

Nguồn: Báo Pháp luật thành phố

 

  •  2707
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…