DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Xin tại ngoại vì bị mắc bệnh được không?

Những trường hợp được tại ngoại khi bị khởi tố

Xin tại ngoại vì mắc bệnh được không? - Hình minh họa

Trong thời gian tạm giam để điều tra, nhiều bị can, bị cáo có nhu cầu được tại ngoại để chữa bệnh hay vì một lý do khác. Pháp luật có cho phép tại ngoại vì lý do mắc bệnh không?

1. Tại ngoại là gì?

Pháp luật Việt Nam chưa quy định tại ngoại là gì? Tuy nhiên ta có thể hiểu tại ngoại là trạng thái không bị giam giữ sau khi có quyết định điều tra, khởi tố bị can, cáo.

2. Trường hợp được tại nào ngoại

Bộ Luật tố tụng dân sự không quy định các trường hợp được tại ngoại, nhưng có quy định hình thức bảo lĩnh (bảo lãnh) và đặt tiền để bảo đảm giúp bị can bị cáo có thể tại ngoại trong thời gian tạm giam.

a. Biện pháp bảo lãnh

Theo Điều 121 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

Để bị can được bảo lãnh thì người đứng ra bảo lãnh có thể là người thân thích hoặc là tổ chức, cơ quan mà bị can là người của tổ chức, cơ quan đó.

Theo đó, người thân phải có ít nhất 02 người và phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

- Là người đủ 18 tuổi trở lên;

- Có nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;

- Có thu nhập ổn định, đủ điều kiện quản lý người được bảo lĩnh;

- Có giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập...

Lưu ý:  Nếu là cơ quan, tổ chức thì phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó.

b. Biện pháp đặt tiền bảo

Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy đính mức tiền đảm bảo dựa vào tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội và những trường hợp được sử dụng biện pháp bảo đảm.

Nếu bị can vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan trong thời gian được tại ngoại thì số tiền đã đặt sẽ bị tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước và bị can sẽ bị tạm giam. Nếu người này chấp hành đầy đủ nghĩa vụ đã cam đoan thì số tiền này sẽ được trả lại.Như vậy ta có thể hiểu để được tại ngoại thì bị ca, bị cáo phải được bảo lãnh hoặc đặt tiền để bảo đảm

Như vậy để được tại ngoại thì bị can bị cáo phải được bảo lãnh hoặc đặt tiền bảo đảm. tuy nhiên không phải trường hợp nào bị can, bị cáo cũng được tại ngoại. được chấp nhận sử dụng biện pháp thay thế tạm giam hay không còn phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi và nhân thân của của bị can bị cáo.

3. Bị mắc bệnh có xin tại ngoại được không?

Theo như phân tích ở trên, thì mắc bệnh sẽ là một tiêu trí để được xem xét có được bảo lãnh hay chứ không là điều kiện để bắt buộc có được chấp nhập sử dựng biện pháp bảo lãnh hay đặt tiền bảo đảm thay thế tạm giam hay không.

Như vậy, để được tại ngoại còn phụ thuộc vài nhiều yếu tố khác nữa, dựa trên mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân, và các yếu tố khác mà bị can bị cáo sẽ được xem xét có được tại ngoại hay không.

4. Thời gian được tại ngoại là bao lâu?

Khi đó thời gian tại ngoại phụ thuộc vào thời hạn bảo lĩnh và thời hạn đặt tiền để đảm bảo:

- Thời hạn bảo lĩnh được quy định tại khoản 5 Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự 2015: “Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.”

- Thời hạn đặt tiền để đảm bảo được quy định tại khoản 4 Điều 122 Bộ luật tố tụng hình sự 2015: “Thời hạn đặt tiền không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định tại Bộ luật này. Thời hạn đặt tiền đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì Viện kiểm sát, Tòa án có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền đã đặt.

  •  2794
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…