DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

XIN HỎI CÁC LUẬT SƯ VỀ CHẾ ĐỘ NGHỈ HƯU !

 
Tôi tên Vương Quốc Long, hiện đang là Công nhân lái máy thuộc Xí nghiệp đầu máy Yên Viên, tôi đã đóng bảo hiểm đủ số năm theo quy định ( 31 năm), tuy nhiên tôi chưa đến tuổi nghỉ hưu, năm nay tôi 53 tuổi, còn 2 năm nữa mới được nghỉ hưu theo quy định. Nay, do điều kiện sức khỏe, nếu làm hồ sơ tôi sẽ được nghỉ hưu.
Nhưng, tôi không hiểu, nếu nghỉ hưu sớm như vậy ( trước 2 năm), tôi sẽ được hưởng chế độ chính sách như thế nào? tôi có được hưởng trợ cấp thất nhiệp, trợ cấp thôi việc?
 Tôi có đọc 1 bài báo, tôi đã copy, xin hỏi Trường hợp của tôi , tôi cũng muốn nhận trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, tôi có thể chờ đến năm sau ( tức là 6 tháng trước khi đủ tuổi hưu ) mới nộp đơn xin nghỉ việc có được không?

BÀI BÁO NHƯ SAU:

Nghỉ hưu, còn hưởng trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp

Thứ tư 15/02/2012 08:00

Còn khoảng 6 tháng nữa tới tuổi nghỉ hưu, bất ngờ, bà Mai nộp đơn xin... nghỉ việc. DN nhà nước - nơi bà Mai đang công tác - năn nỉ bà Mai đừng nghỉ việc.

Bà Mai kiện DN ra toà lao động. Toà tuyên DN... thua kiện, phải cho bà Mai nghỉ việc, trước khi làm thủ tục cho bà Mai nghỉ hưu. Như vậy, với “phi vụ” này, bà Mai vừa được trợ cấp thôi việc, vừa được trợ cấp thất nghiệp, còn được hưởng lương hưu, lợi đủ đường. Chỉ chủ DN là ngậm ngùi: “Ai cũng làm như bà Mai để vụ lợi, thì còn gì là kỷ cương phép nước?”. Một kẽ hở của luật đã dẫn tới chuyện kỳ cục trên.

Cứ trước nghỉ hưu, lại làm đơn xin nghỉ việc?

Bà Đỗ Thị Tuyết Mai (sinh 1956) là cán bộ tiền lương của Cty CP xây dựng - thương mại - dịch vụ cảng Sài Gòn (SPTS). Tính đến ngày 14.1.2011, bà Mai có thời gian công tác tại cơ quan nhà nước là 33 năm và được đóng đầy đủ các chế độ BHXH, BHYT, BHTN.

Chỉ còn khoảng 6 tháng nữa là bà Mai tròn 55 tuổi để nghỉ hưu. Tuy nhiên, không chờ đủ thời gian nghỉ hưu, bà Mai nộp đơn xin nghỉ việc báo trước 45 ngày lên lãnh đạo SPTS, với lý do “mẹ già trên 80 tuổi, đang ốm đau, cần người chăm sóc”. Lãnh đạo SPTS động viên bà Mai không nên nghỉ việc, vì bà Mai sắp tới tuổi hưu, DN sẽ làm thủ tục cho bà Mai nghỉ hưu luôn.

DN linh động cho bà Mai nghỉ việc 3 tháng trước khi nghỉ hưu để lo cho gia đình mà vẫn giữ nguyên lương, nhưng bà Mai vẫn không đồng ý, mà muốn cùng lúc bà nhận được 3 chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp và hưởng lương hưu(?!).

Đôi co không tới đâu, bà Mai khởi kiện SPTS ra Toà Lao động quận 4, TPHCM. Án sơ thẩm cho rằng: Bà Mai thuộc diện ký HĐLĐ không xác định thời hạn. Tại khoản 3, điều 37 Bộ luật Lao động quy định: “NLĐ làm theo HĐLĐ không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, nhưng phải trình báo cho NSDLĐ biết trước ít nhất 45 ngày”.

Như vậy, bà Mai thực hiện đúng quy định; việc SPTS không ra quyết định cho bà Mai nghỉ việc là sai. Toà Lao động quận 4 tuyên SPTS phải cho bà Mai nghỉ việc, tạo điều kiện cho bà Mai hưởng trợ cấp thất nghiệp; đồng thời SPTS trả trợ cấp thôi việc cho bà Mai với thời gian tròn 33 năm, với số tiền 74,2 triệu đồng.

Tại phiên toà phúc thẩm, TAND TPHCM vẫn công nhận bản án sơ thẩm, yêu cầu SPTS ra quyết định chấm dứt HĐLĐ với bà Mai. SPTS phải chốt sổ BHXH và sổ lao động cho bà Mai. SPTS phải trả trợ cấp thôi việc 74,2 triệu đồng cho bà Mai...

Một kẽ hở của luật pháp

Bà Hồ Ngọc Liễu - TGĐ SPTS - bức xúc nói: “Cty giải quyết cho bà Mai nghỉ hưu là đúng quy định, không hiểu tại sao, toà án lại “buộc” chúng tôi phải chấm dứt HĐLĐ với bà Mai và trả trợ cấp thôi việc 33 năm cho bà Mai, trong khi Cty đang tiến hành thủ tục giải quyết chính sách nghỉ hưu cho bà Mai?”.

Theo bà Liễu, về nguyên tắc, SPTS không thể ra quyết định cho NLĐ nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí, nay lại phải ra quyết định cho NLĐ nghỉ việc để hưởng trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp. Song, theo quan điểm của Toà Lao động, theo quy định của khoản 3, Điều 37 Bộ luật Lao động thì việc bà Mai xin nghỉ việc báo trước 45 ngày là không sai; vì lúc đó, bà Mai vẫn còn thiếu 6 tháng mới tròn 55 tuổi.

Một chuyên gia lao động khác có ý kiến: Văn bản số757/CSLĐ-VL ngày 9.3.1995 của Bộ LĐTBXH ban hành hướng dẫn thực hiện chính sách theo Bộ luật Lao động có ghi: “Nếu NLĐ gần đến tuổi hưu (thiếu 1 tuổi) mà người đó chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật, thì đương nhiên được hưởng trợ cấp thôi việc... Sau đó họ đủ điều kiện nghỉ hưu thì hưởng chế độ hưu theo quy định...”.

Song, trong trường hợp bà Mai, còn thiếu 6 tháng mới đúng tuổi hưu; lẽ ra không được hưởng trợ cấp thôi việc, nếu chiếu theo văn bản 757. Nhưng toà án chỉ căn cứ khoản 3, Điều 37 Bộ luật Lao động cũng không sai. Đó là một “kẽ hở”, chọi nhau của các quy định của luật pháp hiện hành, nên những người như bà Mai (vốn là cán bộ tiền lương) đã thừa “thông minh” nhằm vào “kẽ hở” này, đúng thời điểm để xin nghỉ việc, hưởng cùng lúc 3 chế độ, mà vẫn không sai luật”.

Theo bà Hồ Ngọc Liễu: “Hơn lúc nào hết, chúng tôi kiến nghị các cơ quan luật pháp nên sớm có sự sửa đổi “kẽ hở” luật pháp này. Bằng không, ngay như chính tôi cũng sắp tới lúc nghỉ hưu hoặc hàng ngàn CBCNV khác trong các DN trong và ngoài nhà nước, theo tiền lệ của bà Mai - trước khi nghỉ hưu, cứ làm đơn xin nghỉ việc, chỉ nhằm mục đích hưởng lợi một lúc cả 3 chế độ, thì còn gì là tôn ti trật tự? Ngân sách nào gánh nổi cho các chi phí xem ra đúng luật, nhưng lại vô cùng phi lý, hết sức máy móc trên”.

 
  •  47729
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…