DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

[Xin chia sẻ để tôi tìm được ánh sáng của công lý] Nỗi oan của vụ án về cách xét xử của Tòa án Quận 1 - TP.HCM

Tôi tên là Trần Thị Huệ - sinh năm 1958, số điện thoại 0937071889, hiện tại tôi đang ở nhà thuê tại địa chỉ 49/30/15A Nguyễn Văn Đậu, Phường 6, Q. Bình Thạnh, TP.HCM. Căn nhà chính của tôi cùng với gia đình tôi là tại địa chỉ 258 Hai Bà Trưng, P.Tân Định, Q.1 có nguy cơ bị mất chỉ vì tin lời ông Hoàng Anh Dũng (sinh năm1955, ngụ Q.1) - Giám đốc Công ty TNHH thương mại Mỹ Hạnh (Công ty Mỹ Hạnh). Ngày 23/07/2014, Tòa án nhân dân (TAND) quận 1 đưa vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng ra xét xử. Hội đồng xét xử (HĐXX) quyết định Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (BĐLV) được quyền phát mãi căn nhà nói trên để thu hồi nợ.

Tại phiên tòa, đại diện phía BĐLV trình bày, ngày 07/03/2011 Ngân hàng BĐLV chi nhánh TPHCM - Phòng giao dịch Sài Gòn và Công ty Mỹ Hạnh ký HĐ tín dụng cho vay gần 17 tỷ đồng với tài sản thế chấp là nhà và đất ở tại số 258 Hai Bà Trưng thuộc quyền sở hữu của gia đình chúng tôi. Hợp đồng thế chấp được Phòng công chứng số 1 xác nhận ngày 07/03/2011. Theo đó, bà Âu Thị Tuyết Nga - Phó giám đốc là người được phía Mỹ Hạnh ủy quyền theo biên bản họp Hội đồng thành viên (HĐTV) ngày 17/02/2010 để thực hiện giao dịch với Ngân Hàng. Tuy nhiên, sau khi vay được vốn, Công ty Mỹ Hạnh cũng như cá nhân ông Dũng và bà Nga không trả nợ như cam kết, còn ông Dũng và bà Nga thì đã rời khỏi địa phương và đi đâu cũng không rõ.

Ngày 18/12/2012, Ngân Hàng khởi kiện phía Công ty Mỹ Hạnh đồng thời yêu cầu phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi trên 28,3 tỷ đồng nợ (gồm khoản gốc và lãi tính đến ngày 23-7-2014). Tuy nhiên 2 điều vô lý mà chúng tôi muốn chia sẽ đến cộng đồng thấy đâu là công lý của luật pháp Việt Nam.

Điều vô lý thứ 1:

Ý kiến của đại diện Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (viết tắt là Ngân Hàng) khi nộp hồ sơ cho vay tiền Công ty TNHH TM Mỹ Hạnh (viết tắt là Cty Mỹ Hạnh) nộp Biên bản họp Hội Đồng Thành Viên (viết tắt là HĐTV) vào ngày 17/02/2010 nội dung vay vốn Ngân Hàng của HĐTV Cty Mỹ Hạnh, sau đó phát hiện biên bản này sai sót về năm nên đã xóa và cạo sửa biên bản từ 17/02/2010 thành 17/02/2011, dấu cạo sửa rất rõ, có thể phân biệt bằng mắt thường mà điều vô lý là tại dấu cạo sửa (nếu như có sai sót thật sự) thì phải có dấu mộc và chữ ký của công ty để xác nhận. Như vậy Ngân Hàng có 2 Biên bản họp HĐTV của Cty Mỹ Hạnh có nội dung giống nhau hoàn toàn chỉ khác về ngày 17/02/2010 và 17/02/2011.

Nhưng khi Cty Mỹ Hạnh công chứng Biên bản họp HĐTV này thì phía công ty chỉ gửi cho Phòng Công Chứng để công chứng Biên bản họp không xóa sửa (Biên bản gốc) tức là nộp Biên bản họp ngày 17/02/2010. (Trang 8 Bán án từ dòng 27 trở đi – Bán án được gửi đính kèm)

Nhưng khi xét xử, HĐ xét xử cho rằng Ngân Hàng có giấy chứng nhận kinh doanh từ 20/05/2008 và đăng ký thay đổi lần 2 ngày 26/10/2010 suy ra Cty Mỹ Hạnh làm hồ sơ vay vốn phải sau ngày 26/10/2010 và cho rằng Cty Mỹ Hạnh nhầm lẫn trong việc đánh máy văn bản 2011 mà đánh thành 2010 và cho rằng chính Cty Mỹ Hạnh đã cạo sửa biên bản từ 17/02/2010 thành 17/02/2011 để cho hợp lệ. HĐ xét xử cho rằng Ngân Hàng giải trình chứng cứ hợp lý, phù hợp và vội vàng kết luận Biên bản họp HĐTV nội dung vay vốn Ngân Hàng của Cty Mỹ Hạnh là ngày 17/02/2011 là đúng…?

Việc cạo sửa biên bản này, Ngân Hàng cho là do Cty Mỹ Hạnh thực hiện thì vô cùng vô lý. Việc sửa chữa này rất thô mà mắt thường có thể thấy được. Trong thời điểm đó, Cty Mỹ Hạnh cũng có đầy đủ điều kiện soạn thảo lại văn bản cần gì phải xóa, cạo sửa, còn Ngân Hàng cho vay gần 20 Tỷ đồng mà sao dễ dàng chấp nhận một văn bản (có tính chất quyết định), một văn bản cạo sửa mà không có một dấu mộc của công ty xác nhận một cách vô lý như vậy. Còn về phía Phòng Công chứng, tại sao Cty Mỹ Hạnh lại không đưa Biên bản họp HĐTV ngày 17/02/2011 để công chứng? Vì khi đưa văn bản này, chắc chắn Phòng Công Chứng sẽ không chấp nhận văn bản cạo sửa vô nguyên tắc này. Va trong buổi ký kết hợp đồng thế chấp tại Phòng Công Chứng các bên ký kết trong đó có Ngân Hàng, vậy thì tại sao Ngân Hàng biết có 2 văn bản mà không nhắc nhở, không phát hiện, vì sao Ngân Hàng không đọc lại nội dung trước khi ký kết, phải chăng Ngân Hàng tiếp tay cùng Cty Mỹ Hạnh qua mặt Phòng Công Chứng số 1 để chiếm đoạt nhà Hợp pháp của gia đình tôi.

Tòa là cơ quan căn cứ vào Pháp luật để phân minh xét xử, Nhân danh Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam để quyết định mà không căn cứ vào lý và dễ dàng công nhân văn bản cạo sửa vô nguyên tắc, không đúng với Pháp luật hiện hành.

Biên bản họp HĐTV 2010 (biên bản gốc): https://drive.google.com/file/d/0B5Wua1u8ynEHb1ZINzF1ekJ1eUE/view?usp=sharing

Biên bản họp HĐTV 2011 (biên bản cạo sửa): https://drive.google.com/file/d/0B5Wua1u8ynEHbk5mVHI4WmM0bzA/view?usp=sharing

 Điều vô lý thứ 2:

Ngày 24/12/2013, Phòng Công Chứng số 1 cũng gửi văn bản lên TAND quận 1 trình bày ý kiến về việc chứng nhận hợp đồng thế chấp nhà ở và quyền sử dụng đất số 005425 ngày 07/03/2011. Theo đó, với Điều 47 Luật doanh nghiệp thì Quyết định thông qua biên bản họp HĐTV chỉ có thời hạn và hiệu lực cũng như giá trị sử dụng trong năm, cụ thể biên bản họp HĐTV năm 2010 quyết định cho phép vay vốn thì năm sau 2011 HĐTV phải có cuộc họp xem xét có quyết định vay tiếp hay không? Nói rõ hơn, không thể căn cứ vào biên bản họp HĐTV năm 2010 để công chứng cho năm 2011. Mặt khác, theo nguyên tắc xét xử áp dụng luật chuyên ngành trước nếu không thì áp dụng luật chung ở đây là án kinh doanh thương mại nên căn cứ vào Luật Doanh nghiệp (Điều 582 Thời hạn ủy quyền): Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do Pháp luật quy định nếu không có thỏa thuận hoặc do Pháp luật không quy định thì Hợp đồng ủy quyền có hiệu lực một năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. 
Nếu như Phòng Công Chứng số 1 xem biên bản họp HĐTV là văn bản ủy quyền và cho rằng hiện nay pháp luật không có quy định về thời hạn đối với biên bản họp HĐTV ngoài Luật Doanh nghiệp như đã trình bày trên thì Điều 582 Bộ Luật Dân Sự cũng có quy định thì Ủy quyền này chỉ có hiệu lực 1 năm.

 Điều vô lý thứ 3:

Trong biên bản họp HĐTV của Cty Mỹ Hạnh về nội dung vay vốn Ngân Hàng có chữ ký của các thành viên. Tuy nhiên, bà Nguyễn Trịnh Quỳnh Anh (ngụ Q.3) và ông Nguyễn Văn Hạnh (ngụ Q.11) là 2 thành viên trong HĐTV của Cty Mỹ Hạnh lại cam kết rằng chữ ký ở cuối biên bản không phải của mình, đồng thời khẳng định không hề tham dự bất cứ cuộc họp nào với nội dung như biên bản họp HĐTV ngày 17/02/2010 và 17/02/2011 thể hiện. Chúng tôi cũng đã yêu cầu Tòa án giám định chữ ký, nhưng Tòa án cho là không cần thiết và đã bác bỏ, nhưng lại không nêu rõ lý do tại sao bác bỏ và không có bất kỳ một văn bản giải thích nào.

Như vậy, với những điều vô lý như trên thì Tòa án đã xử đúng luật ở chỗ nào?

Đây là những gì tôi đã rút gọn từ Bản án và Biên bản của Tòa án (có đính kèm theo đường dẫn bên dưới)

https://drive.google.com/file/d/0B5Wua1u8ynEHZEhtN0xKamlMZWs/view?usp=sharing

https://drive.google.com/file/d/0B5Wua1u8ynEHbktMbXJiYlg5VHM/view?usp=sharing

Xét theo những gì tôi đã trình bày ở trên, tôi rất tha thiết thỉnh cầu cộng đồng, những ai am hiểu về pháp luật thì cho tôi xin ý kiến và hướng dẫn cho tôi bằng cách nào đó để lấy lại công bằng cho tôi, vì căn nhà này là tài sản của cả gia đình chúng tôi. Hiện tại, tôi phải ở nhà thuê tại địa chỉ 49/30/15A Nguyễn Văn Đậu, Phường 6, Q. Bình Thạnh, TP.HCM, tất cả chi phí thuê nhà đều là do chị của tôi chi trả. Tôi rất mong cộng đồng hãy ủng hộ cho tôi để tôi có thêm sức mạnh và niềm tin để đòi lại công bằng cho gia đình tôi. Xin cho tôi hỏi đâu là công lý, đâu là Pháp luật Việt Nam mà chính tôi là một công dân của nước Việt Nam. Tôi hy vọng rằng, qua sự việc của tôi, lấy vụ án của tôi để những ai có trường hợp giống như tôi sẽ được cộng đồng chia sẽ và hướng dẫn để thấy được ánh sáng của công lý.

Vụ án của tôi cũng đã có đăng 2 bài trên báo Công An TP.HCM ra ngày 17/07/2014 và ngày 09/09/2014

http://congan.com.vn/?mod=<wbr />detnews&catid=703&id=524810

http://www.congan.com.vn/?mod=<wbr />detnews&catid=703&id=521596

  •  3120
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…