DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo thế nào đây?

Đối với các doanh nghiệp (tạm coi là các doanh nghiệp Nhà nước – doanh nghiệp lớn) thì áp dụng pháp luật đôi khi khá khó khăn do các nhà làm luật hay bỏ sót đối tượng này hoặc quy định không rõ ràng, hoặc thường dùng các cụm từ như “tổ chức kinh tế” rất chung chung trong đối tượng áp dụng của nhiều văn bản quy phạm pháp luật… Liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại tố cáo ta có một số văn bản sau:

1. Đối với giải quyết khiêú nại tố cáo về lao động ta có Nghị định 04/2005/NĐ-CP, nghị định này thì đương nhiên áp dụng cho các chủ doanh nghiệp (tổng giám đốc, giám đốc…), tuy nhiên các ông giám đốc, tổng giám đốc này không có thẩm quyền giải quyết tố cáo về lao động (chỉ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động) thì ta bỏ tạm qua văn bản này.

2. Đối với Luật Khiếu nại 2011 và Nghị định 75 hướng dẫn Luật khiếu nại thì có trực tiếp điều chỉnh hoạt động giải quyết khiếu nại trong các doanh nghiệp.

3. Đối với Luật tố cáo 2011 và Nghị định 76 hướng dẫn Luật Tố cáo: Nhìn chung 2 văn bản này có áp dụng cho các doanh nghiệp, nhưng thực sự tìm được từ ngữ trong 2 văn bản này để chứng minh nó có điều chỉnh hoạt động giải quyết tố cáo của các doanh nghiệp hơi khó (xin lỗi chưa nghiên cứu kỹ 2 văn bản này). Tuy nhiên khi Thông tư 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 ra đời quy định về quy trình giải quyết tố cáo, trong đó tại Điều 2 – Đối tượng áp dụng quy định rõ có đối tượng có “doanh nghiệp Nhà nước” thì mới thực sự có cái cơ sở pháp lý vững chắc cho việc giải quyết tố cáo của các doanh nghiệp Nhà nước. Nhưng như vậy chưa đủ vì các văn bản pháp luật hướng dẫn còn ít quá, việc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo của các vị lãnh đạo doanh nghiệp không đơn giản:

Ví dụ: Ông T gửi đơn tố cáo đến lãnh đạo một doanh nghiệp xxx tố cáo rằng ông Nguyen Văn A (là người lao động trong doanh nghiệp xxx) đã nhận 50 triệu đồng của ông T để hứa xin việc cho con Ông T vào doanh nghiệp xxx, nhưng không xin việc cũng không trả lại tiền…

Vậy theo ví dụ trên liệu lãnh đạo doanh nghiệp xxx có thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo của ông T hay không? Mong các luật sư và các bạn cho ý kiến với nhé…

  •  5062
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…