DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Xác định gây hậu quả nghiêm trọng trong tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" như thế nào?

Tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" được quy định tại Điều 285/BLHS1999 nhưng từ đó đến nay vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn thế nào là hậu quả nghiêm trọng, cho các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế cũng như tội phạm về chức vụ, dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau trong việc xử lý tội phạm, cụ thể:

-Quan điểm 1 cho rằng cần vận dụng theo hướng dẫn tại TTLT số: 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương "Các tội xâm phạm sở hữu, theo đó mức khởi điểm  để xác định hậu quả nghiêm trọng là gây thiệt hại từ 50tr đồng trở lên.

Tuy nhiên, quan điểm này không được đồng ý lắm vì đây là TT hướng dẫn tội phạm xâm phạm sở hữu chứ không phải tội phạm về chức vụ.

-Quan điểm 2 cho rằng cần vận dụng theo TTLT số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 02/01/1998 (trước khi BLHS 1999 ra đời) với mức khởi điểm để xác định hậu quả nghiêm trọng là từ 300 tr đồng trở lên.

Tuy nhiên vì văn bản này là để hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10-5-1997 nên cũng không phù hợp để vận dụng cho BLHS 1999 (tuy nhiên thực tế thì trước đây các cơ quan thi hành pháp luật lại áp dụng theo cái này)

-Quan điểm 3 cho rằng để xác định có gây ra hậu quả nghiêm trọng hay không cần dựa vào các điều luật tương tự, gồm 02 tội: Cố ý làm trái...gây hậu quả nghiêm trọng (mức xác định là từ 100 tr đồng) hoặc tội "Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản" (mức xác định định là từ 50 tr đồng).

Trong đó vì hành vi thiếu trách nhiệm trong tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xét về ý thức chủ quan mang tính chất vô ý tương tự như hành vi thiếu trách nhiệm gây thiệt hại tài sản nên áp dụng mức xác định như tội "Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản" (tức là cũng từ 50 tr đồng.

Liệu việc vận dụng Điều luật tương tự này có phù hợp với quy định "Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ Luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự" (vì người ta phạm tội này chứ có phạm tội kia đâu mà lấy mức tội kia gán cho họ), hơn nữa còn có điểm bất hợp lý là hành vi cố ý (tội Cố ý làm trái...-100 tr đồng) lại có mức khởi điểm cao hơn hẳn hành vi vô ý (Thiếu trách nhiệm - 50 tr đồng).

Theo mình việc áp dụng một trong quan điểm nêu trên đều không hợp lý vì không phù hợp với quy định "Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ Luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự" như đã nêu trên.

Để giải quyết việc này thì cần phải có TTLT hướng dẫn về việc này (điều này là rất lạ vì tội xâm phạm sở hữu đã được hướng dẫn từ năm 2001 nhưng tội phạm về TTQLKT cũng như tội phạm về chức vụ lại chưa có trong khi BLHS đã ban hành đến nay hơn 10 năm rồi) hoặc cần quy định hẳn vào trong điều luật, tránh việc phải chờ hướng dẫn (còn rất nhiều tội gây vướng mắc như: hậu quả nghiêm trọng trong tội vi phạm việc quản lý, vi phạm việc sử dụng đất đai - thế nào là hậu quả nghiêm trọng, thế nào là đất có diện tích lớn, thế nào là đất có giá trị lớn....)

Không biết ý các bạn thế nào?

  •  52964
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…