DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Xác định con chung

Việc xác định con chung hay hiểu đơn giản là cha mẹ cho con tưởng chừng như đơn giản nhưng thực ra lại khá là rắc rối và còn được chia ra nhiều trường hợp khác nhau, nếu như nhiều người cứ suy nghĩ rằng chỉ có con sinh ra của hai người trong thời kỳ hôn nhân thì đây mới là con chung của vợ chồng, thì có thể nói đây chỉ là một trường hợp đơn giản và cơ bản trong việc xác định đây có phải con chung, nhưng thực tế những quy định pháp luật được ban hành khá là phong phú về các trường hợp xác định con chung này.

Thực tế theo quy định hiện nay cụ thể là tại khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ngoài trường con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng thì đứa bé được mang thai trong thời kỳ hôn nhân cũng sẽ vẫn được coi là con chung của vợ chồng, theo như quy định này thì dù ngay sau khi người vợ vừa có thai mà hai vợ chồng ly hôn thì đứa trẻ vẫn mặc nhiên được coi là con chung. Lưu ý ở đây trong cả hai trường hợp quy định pháp luật chỉ nhấn mạnh đến thời điểm đứa bé được mang thai và sinh ra chứ không hề cân nhắc đến vấn đề huyết thống của đứa trẻ. Như vậy dù không phải là cha (có cùng huyết thống) nhưng theo quy định thì vẫn sẽ là cha của đứa trẻ.

Ngoài ra pháp luật còn quy định về trường hợp “con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân”. Điều này khá là tương tự với quy định người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân thì sẽ là con chung, việc kéo dài thời hạn ra đến 300 ngày là một thời gian hợp lý để mang thai và sinh con cho người mẹ sau được tính từ thời điểm sau khi ly hôn.

Và cuối cũng “con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng” đây là trường hợp cả vợ, chồng đồng thuận và tự nguyện nhận đây là con chung, nên việc con chung trong trường hợp này là đơn giản nhất  khi các bên chỉ cần thực hiện theo thủ tục.

  •  2307
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…