DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vướng mắc về vấn đề xác định hàm lượng ma túy tinh chất để làm căn cứ truy tố, xét xử.

Tội phạm ma túy hiện nay trên thực tế còn nhiều quan điểm khác nhau liên quan tới vấn đề xác định hàm lượng ma túy tinh chất để làm căn cứ truy tố, xét xử.

Hiện nay, tình hình tội phạm ma túy trên cả nước ngày càng gia tăng, việc thực hiện các hành vi mua bán, vẩn chuyển tàng trữ trái phép chất ma túy ngày càng nhiều với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Nói đến ma túy chắc hẳn ai cũng biết những tác hại vô cùng lớn mà nó gây ra cho người sử dụng và cho toàn xã hội, do đó, việc áp dụng các chế tài hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội liên quan đến tội phạm ma túy là cần thiết và phải thật nghiêm khắc để có tính răn đe, phòng ngừa, giáo dục chung. Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 và Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015 cũng đã có quy định chi tiết về tội phạm và hình phạt đối với các tội về ma túy. Để thống nhất trong việc xét xử và giải quyết một số bất cập tại TTLT số 17/2007 , ngày 14/11/2015 Bộ Công an, Bộ tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao đã phối hợp ban hành TTLT số 08/2015. Tại TTLT số 08/2015 các Bộ đã thống nhất việc xác định hàm lượng chất ma túy trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Theo đó, TTLT số 08/2015 đã liệt kê ra 04 trường hợp bắt buộc phải giám định hàm lượng chất ma túy, gồm:

“a, Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch;

b, Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng;

c, Xái thuốc phiện;

d, Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;

Ngoài các trường hợp nêu trên, nếu có căn cứ và xét thấy cần thiết, Tòa án trực tiếp trưng cầu giám định để bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật.”

Gần đây, dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 chính thức được thông qua. Có thể thấy, 04 trường hợp bắt buộc phải giám định hàm lượng được quy định trong thông tư liên tịch số 08/2015 đã được cụ thể hóa  tại khoản 6 của các Điều 248, Điều 249, Điều 250, Điều 251, Điều 252, ngoài ra, các nhà làm luật còn quy định thêm trường hợp bắt buộc phải giám định hàm lượng là các trường hợp mà bị can, bị cáo bị truy tố, xét xử theo khoản 4 tại các điều luật trên. Có thể thấy, việc các nhà làm luật quy trực tiếp các trường hợp bắt buộc phải giám định hàm lượng như trên là hợp lý, tránh việc không thống nhất trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, việc chỉ quy định bắt buộc giám định hàm lượng đối ma túy khi bị can, bị cáo phạm tội tại khoản 4 các điều luật tương ứng là không công bằng. Bởi lẽ, sẽ có trường hợp ban đầu bị truy tố theo khoản 4, nhưng sau khi giám định hàm lượng ma túy thì do không đủ định lượng theo quy định tại khoản 4 bị cáo có thể được chuyển xuống khoản 1, khoản 2 hoặc khoản 3 với mức hình phạt nhẹ hơn rất nhiều. Trong khi đó, giả sử một người bị truy tố theo khoản 3 điều luật tương ứng thì lại không thuộc trường hợp bắt buộc giám định hàm lượng. Đương cử như vụ án của Ngô Minh Hiếu đã đề cập ở trên. Theo Cáo trạng của Viện kiếm sát thì bị cáo Hiếu bị truy tố theo khoản 4 Điều 194 BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 với mức án tử hình. Nhưng sau khi Tòa án trưng cầu giám định hàm lượng ma túy, do không đủ định lượng theo khoản 4 Điều 194 BLHS nên bị cáo được chuyển xuống khung hình phạt phù hợp với định lượng sau khi giám định (khoản 3 Điều 194) và được Tòa án tuyên xử 20 năm tù. Giả sử A phạm tội Mua bán trái phép chất ma túy theo khoản 3 Điều 194 BLHS, giả sử đây không thuộc một trong 4 trường hợp bắt buộc giám định theo TTLT số 08/2015 và theo tinh thần của Điều 251 BLHS năm 2015 thì đây cũng không thuộc trường hợp bắt buộc giám định vì khung hình phạt cao nhất tại khoản 3 Điều 194 BLHS là 15 năm tù và theo khoản 3 Điều 251 BLHS năm 2015 là 20 năm tù.

Như vậy, có thể có trường hợp A mua bán trái phép chất ma túy với trọng lượng 200 gam (theo điểm h khoản 3 Điều 194 BLHS, không thuộc trường hợp phải giám định hàm lượng) nên bị truy tố, xét xử theo khoản 3 Điều 194 BLHS và bị xử phạt 20 năm tù. B mua bán trái phép chất ma túy với trọng lượng 600g (theo điểm h khoản 4 Điều 194 BLHS) nên bị truy tố theo khoản 4 Điều 194 BLHS với mức án 20 năm tù. Do B bị tuy tố theo khoản 4 Điều 194 nên thuộc trường hợp phải giám định hàm lượng theo tinh thần tại khoản 6 Điều 251 BLHS (vì có lợi cho bị cáo). Sau khi giám định thì trọng lượng để làm căn cứ xác định khung hình phạt là dưới 100g  nên được chuyển xuống khoản 2 Điều 194 BLHS. Như vậy, xét về mức độ nguy hiểm cho xã hội thì rõ ràng hành vi mua bán trái phép chất ma túy của B sẽ nguy hiểm hơn A của A nhưng B lại được hưởng lợi do áp dụng quy định giám định hàm lượng ma túy. Điều đó tạo sự bất công bằng cho A và các bị cáo khác bị truy tố, xét xử theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 của các điều luật tương ứng.

Do đó, theo quan điểm cá nhân để đảm bảo tình công bằng cho các bị cáo thì cần phải áp dụng quy định xác định hàm lượng ma túy đối với tất cả các khoản của các điều luật tương ứng. Không có lý do gì để có thể cho rằng: Một người có hành vi nguy hiểm hơn cho xã hội lại được quyền hưởng những quy định có lợi hơn so với một người có hành vi ít nguy hiểm cho xã hội.

Thứ hai, Điều 241 BLTTHS 2003 quy định: “Tòa án cấp phúc thẩm xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án”. Tuy nhiên quy định của BLTTHS về vấn đề này có một số điểm chưa phù hợp.

Thứ nhất, Điều 230 BLTTHS quy định, xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định đó chưa có hiệu lực, bị kháng cáo, kháng nghị. Quy định này có thể hiểu, Tòa án xét xử lại hoặc xét lại chứ không “xem xét” như quy định tại Điều 241 BLTTHS.

Ngoài ra, việc dùng thuật ngữ “xem xét” sẽ có thể dẫn đến hiểu nhầm xét xử phúc thẩm không phải là cấp xét xử mà giống như thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Thứ hai, việc quy định chỉ xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị cũng có thể dẫn đến hiểu nhầm là đối tượng của xét xử phúc thẩm chỉ là nội dung của kháng cáo, kháng nghị chứ không phải là vụ án mà bản án có kháng cáo, kháng nghị.

Thứ ba, theo tinh thần quy định về thẩm quyền tại khoản 2 Điều 248, Điều 249 BLTTHS 2003 thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể quyết định những nội dung không có kháng cáo, kháng nghị nếu phần đó có tính chất giảm nhẹ cho bị cáo. Vì vậy, “phần khác” không bị cáo, kháng nghị được xem xét mà Điều 241 BLTTHS quy định là quá rộng. Vì vậy, cần phải có sự giới hạn các phần không bị kháng cáo, kháng nghị được xem xét chỉ là những nội dung vụ án có tính giảm nhẹ cho bị cáo.

Để khắc phục các vướng mắc về phạm vi xét xử phúc thẩm, theo mình Điều 241 BLTTHS cần được sửa đổi, bổ sung như sau: “Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại trong phạm vi nội dung kháng cáo, kháng nghị. Tòa án cấp phúc thẩm có thể xét xử lại các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị nếu việc xét xử lại có lợi cho bị cáo”.

  •  2908
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…