DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vụ Milo tố Ovaltine: Cần có cơ sở để cáo buộc

 Vụ Milo tố Ovaltine: Cần có cơ sở để cáo buộc

 

Mới đây, Nestle Việt Nam đã có công văn gửi Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đề nghị xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm luật quảng cáo của FrieslandCampina, đơn vị sở hữu thương hiệu Ovaltine.

Nestle tố cáo FrieslandCampina vi phạm quyền tác giả của Nestle, khi có rất nhiều yếu tố trong Chiến dịch Ovaltine lấy ý tưởng từ các sản phẩm thương mại của Chiến dịch Milo. Các sao chép này bao gồm việc sử dụng thông điệp "nhà vô địch", hình nền trong các ảnh, tư thế chụp hình, các môn thể thao được lựa chọn để làm hình/clip và một số các câu nói khác.

Nestle cho rằng, do Chiến dịch Ovaltine vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, nên cũng có nghĩa là FrieslandCampina đã thực hiện hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo. Ngoài ra, Chiến dịch Ovaltine còn chứa đựng yếu tố cạnh tranh không lành mạnh, theo các quy định về cạnh tranh của Việt Nam.

Cụ thể, phần lớn các posters được liên hệ với màu xanh đậm, màu đặc trưng của Milo và các hình ảnh xuyên suốt posters nếu được đặt cạnh các hình ảnh của Milo sẽ tạo thành một câu chuyện mới. Điều này đẫn đến việc nhầm lẫn của rất nhiều người tiêu dùng.

Theo quan sát, các poster trong Chiến dịch Ovaltine được đăng tải từ ngày 10/9 vừa qua có bối cảnh xuyên suốt là sự đối lập của 2 màu xanh - đỏ.

Phía xanh là các cô bé, cậu bé mang đúng màu thương hiệu của Milo, thường trong tinh thần thi đấu, luôn bị ám ảnh bởi đối thủ, huy chương vàng, thứ bậc, cúp… và gương mặt các cô bé, cậu bé này đều không hề vui vẻ, thậm chí chán nản, mệt mỏi.

Trái lại, phía đỏ, vốn là màu của Ovaltine, lại luôn có gương mặt thích thú, hưng phấn, tìm tòi, khám phá. Trong nhiều poster, phía màu đỏ có 2 người trong khi bên xanh chỉ có 1, nhằm tạo sự chênh lệch về tính đồng đội.

Cần nhận định rằng những cáo buộc phải đúng cơ sở pháp luật:

Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả thì ý tưởng mới, mà chưa được thể hiện dưới hình thức một tác phẩm thì sẽ không được pháp luật bảo hộ. về phía Công ty Nestlé nên xem xét lại lời cáo buộc này. Họ có thể hướng tới cáo buộc sự xâm phạm nhãn hiệu của Ovaltine nếu như Nhãn hiệu Milo đã được đăng ký bảo hộ về hình ảnh, màu sắc.

Về cáo buộc hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 

Khoản 12 Điều 8 Luật Quảng cáo năm 2012 Hành vi “Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh” là một hành vi bị cấm.

Dẫn chiếu sang Luật cạnh tranh, theo khoản 4 Điều 39 Luật cạnh tranh năm 2004 về các hành vi bị coi là cạnh tranh không lành mạnh bao gồm hành vi Gièm pha doanh nghiệp khác.

“Cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.” (Điêu 43 Luật Cạnh tranh)

Việc tố ovaltine thực hiện hành vi “bóp méo” thông điệp mà milo muốn truyền tải gây ảnh hưởng đến uy tín cũng như sự lựa chọn của khách hàng cũng như sự nhầm lẫn khi lựa chọn sản phẩm

Vì vậy trước khi kết luận cần có sự giám định chắc chắn của cơ quan chức năng để xử lý vụ này

Nếu là hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh thì sẽ bị phạt tiền từ 50 đến 100 triệu đồng nếu là gièm pha doanh nghiệp khác và bị phạt tiền từ 60 đến 140 triệu đồng nếu là hành vi quảng cáo bắt chước bên phía Milo theo Nghị định số 71/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.

 

 

  •  25146
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…