DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vụ giao nhầm con, nếu người mẹ không trả lại con: Có phạm pháp?

Trao nhầm con - Một câu chuyện hy hữu đã và đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng xảy ra tại bệnh viện Ba Vì (Hà Nội)  khi 2 đứa bé sơ sinh bị trao nhầm gia đình.

Ngày 11/7, Bộ Y tế cho biết đã tiếp nhận đơn kiến nghị của anh Phùng Giang Sơn (28 tuổi, Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội). Bé trai mà gia đình anh đang nuôi là cháu Phùng Thanh H. có cùng huyết thống với chị Vũ Thị Hương (Phú Sơn, Ba Vì, Hà Nội). Trong khi đó, cháu Đoàn Nhật M. (chị Hương đang nuôi) có cùng huyết thống với anh Sơn và vợ là chị Hiền.

Trách nhiệm bây giờ được đặt ra cho các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan trong vụ việc này, và lạ thay trong đó có cả chị Hương - người chưa chấp nhận được sự thật nên chưa đồng ý trao trả con cũng được nhận định có thể sẽ chịu trách nhiệm hình sự khi không thực hiện trao trả con.   

Sự thật đến quá bất ngờ với thiên chức của một người mẹ thì đây là một cú sốc tinh thần vô cùng to lớn.  Có ý kiến cho rằng hành vi của chị Hương có thể xử phạt hành chính và buộc phải trả, nặng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi theo Điều 153 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có khung hình phạt từ 3 năm đến 15 năm tùy tính chất phạm tội. Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng.

Cá nhân tôi không đồng tình với quan điểm trên, vụ việc xảy ra họ là những người chịu tổn thương nhiều nhất về cả hiện tại lẫn quá khứ là sự dè bỉu, dị nghị từ những người xung quanh, việc chị Hương chưa trao trả con là một chuyện hết sức bình thường với tâm lý của một người mẹ.

Hơn thế nữa pháp luật hiện hành điều chỉnh quan hệ trên ở góc độ dân sự. Về mặt pháp lý, mối quan hệ cha, mẹ con của họ tồn tại hợp pháp. Trường hợp không thỏa thuận được mà khởi kiện dân sự để trao trả con cho nhau cho đến thời điểm Tòa án đưa ra quyết định và có hiệu lực thì hiện tại vẫn chưa có gì gián đoạn mối quan hệ hợp pháp giữa chị Hương và con (kể cả vợ chồng anh Sơn và bé hiện tại), trên giấy tờ họ là cha là mẹ là đại diện hợp pháp của đứa bé, không ai có quyền ngăn cản việc họ thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với con. Trách nhiệm hình sự được đặt ra trong trường hợp này theo tôi cũng là "cái khó" và quá nặng nề. (Trừ phi đã có quyết định của Tòa mà một trong hai bên không thực hiện)

Tình cảm bây giờ là “kim chỉ nam” cho việc giải quyết vụ việc, ngoài ra hãy tôn trọng nguyện vọng của trẻ em để thấy mọi việc đơn giản hơn. Gì thì gì khi người lớn đang phải đối mặt với sự đau khổ, lo lắng, xáo trộn, thù địch, họ cũng nên tỉnh táo bởi điều đó sẽ được hai đứa trẻ nhận ra, có thể gây ảnh hưởng. Sau cùng, người tổn thương nhất vẫn là đứa trẻ.

Hy vọng mọi việc sẽ ổn thỏa, những đứa trẻ vẫn hạnh phúc. 

Ngày 12-7, TAND cấp cao tại TP.HCM đã xét xử phúc thẩm vụ nổ súng vào rạng sáng 23-10-2016 khiến 3 người chết, 13 người bị thương tại tiểu khu 1535 xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. 

Hội đồng xét xử tuyên sửa một phần bản án nhưng vẫn giữ nguyên án tử hình đối với ông Đăng Văn Hiến.

Nhận định về bản án:

Công ty Long Sơn nổi tiếng về việc "san ủi đất, không bồi thường"  người dân gửi đơn không được giải quyết nên bức xúc tích tụ, nhiều người cũng đã rơi vào tù tội bởi công ty này. Giẫm đạp lên chén cơm manh áo của người dân, đến bước đường cùng thì họ tự đứng dậy để bảo vệ cuộc sống của họ. tòa cho rằng bị cáo Hiến có tình tiết định khung tăng nặng "có tính chất côn đồ" như viện kiểm sát đã truy tố là chưa đúng. Trong khi với các tình tiết của vụ án, phía Công ty Long Sơn chuẩn bị lực lượng (30 người với công cụ, phương tiện...), bất chấp pháp luật, hủy hoại tài sản người khác. Rõ ràng hành xử của phía Công ty Long Sơn mới có tính chất "côn đồ", chứ không phải bị cáo Hiến.

Thứ hai, xét đến việc mâu thuẫn không được hóa giải giữa người dân và công ty Long Sơn từ cơ quan địa phương có thẩm quyền dẫn đến việc người dân phải tự bảo vệ cuộc sống của họ.

Thứ ba, bị cáo đã đầu thú, trong quá trình điều tra, xét xử bị cáo ăn năn hối cải, cũng đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả. Có thể nhận định hành vi của bị cáo xảy ra trong trường hợp tinh thần bị kích động. Chính nhờ sự động viên từ bà con, các chiến sĩ cán Bộ Công an là nguồn động lực khi anh Hiến khi muốn tự kết liễu đời mình cũng còn loe lói tia hy vọng về chính sách khoan hồng của pháp luật

Tất nhiên mạng sống của 3 con người đã bị tước đi không thể quy đổi , bản án có thể hiểu là sự ngăn chặn làn sóng tái diễn trong tương lai với hành động của “những người cầm súng”. Tòa án nghiêm minh nhưng không vì thế mà “tận trị”, lý trí và tình cảm được pháp luật thừa nhận thông qua chính sách khoan hồng được quy định trong hiến pháp.

Xét những vấn đề vừa nêu trên, bản án tử hình là quá nặng nề đối với Đặng Văn Hiến, bây giờ chỉ chờ kỳ tích xuất hiện đến từ lệnh ân xá của Chủ tịch nước

 

  •  5195
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…