DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vụ Đại úy “náo loạn sân bay”: Tại sao không cho ra khỏi ngành mà phải yêu cầu xuất ngũ?

Theo Báo pháp luật TP HCM : Sáng 18-11, trao đổi bên hành lang Quốc hội, đại biểu Đào Thanh Hải, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội, cho hay tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an TP Hà Nội, đã ký quyết định kỷ luật đối với Đại úy Lê Thị Hiền.

Theo đó, Đại úy Lê Thị Hiền bị kỷ luật giáng cấp xuống trung úy và được yêu cầu xuất ngũ.

Ngày 15-11, Công an TP Hà Nội cũng thông tin, tổ chức Đảng của Công an quận Đống Đa đã thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ Đại úy Lê Thị Hiền ra khỏi Đảng.

Bà Lê Thị Hiền thuộc Đội CSGT, trật tự, phản ứng nhanh, Công an quận Đống Đa, Hà Nội. Ngày 11-8, một clip trên mạng xã hội cho thấy bà Hiền đã mắng chửi, xô xát với nhân viên ở sân bay Tân Sơn Nhất, clip này làm dư luận xôn xao.

Nhiều câu hỏi được dư luận đặt ra là tại sao lãnh đạo Công an Thành phố không cho bà Hiền ra khỏi ngành, mà lại yêu cầu bà Hiền viết đơn xin ra khỏi ngành?

Luật sư Nguyễn Minh Long – Giám đốc Công ty Luật Dragon, có trao đổi với Lao Động về diễn biến trên.

Theo ông Long, việc cựu Đại úy Lê Thị Hiền gây rối tại sân bay Tân Sơn Nhất là vi phạm hành chính, vi phạm kỷ luật của ngành công an (có thái độ, lời nói, phát ngôn thiếu chuẩn mực...) và vi phạm kỷ luật Đảng (vi phạm quy tắc ứng xử của người đảng viên đối với quần chúng nhân dân, vi phạm về lối sống hành vi ứng xử...).

Về mặt hành chính, đại úy Lê Thị Hiền đã bị xử phạt 200.000 đồng  theo Điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 167 về hành vi "Gây mất trật tự ở khu vực Cảng hàng không".

Bà Lê Thị Hiền còn vi phạm nguyên tắc ứng xử; quy tắc ứng xử chung của cán bộ, chiến sĩ công an; quy tắc ứng xử khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ; ứng xử trong nội bộ, trong quan hệ xã hội và với môi trường tự nhiên (Thông tư 27 /2017/TT-BCA về quy tắc ứng xử của công an nhân dân).

Người vi phạm bộ quy tắc này sẽ bị kỷ luật theo quy định  tại Thông tư số 10/TT-BCA-X11 quy định việc xử lý vi phạm điều lệnh CAND hiệu lực thi hành kể từ ngày 10.4.2010.  Theo quy định tại thông tư này, các đơn vị và cán bộ, chiến sĩ Công an vi phạm các quy định trong điều lệnh CAND đều bị xử lý nghiêm túc. Hình thức xử lý từ phê bình, hạ bậc thi đua, không công nhận đơn vị "văn hóa - kiểu mẫu về điều lệnh CAND", luân chuyển công tác đến xử lý kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng cấp, giáng chức, tước danh hiệu CAND…

Thông tư cũng quy định quy định cụ thể, đầy đủ về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, căn cứ, thủ tục, trình tự, thẩm quyền, thời hạn, nội dung vi phạm và hình thức xử lý các vi phạm về điều lệnh CAND.

Về nguyên tắc thì một hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật chỉ bị xử lý một lần. Khi đã áp dụng hình thức kỷ luật ngành đối với cựu Đại úy Lê Thị Hiền là hạ cấp bậc, thì không thể áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất là tước danh hiệu công an nhân dân

Nếu Công an TP.Hà Nội thống nhất cho bà Lê Thị Hiền ra khỏi ngành ngay thì phải hủy quyết định xử lý kỷ luật là giáng cấp bậc quân hàm.

Ông Lê Văn Thiệp (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho hay, việc yêu cầu bà Lê Thị Hiền xuất ngũ không phải là bắt buộc, cũng không phải là hình thức kỷ luật. Tuy nhiên, nếu cán bộ này tự nguyện nộp đơn xin ra khỏi ngành thì với tính chất của vụ việc như vậy, có lẽ đơn này sẽ được chấp nhận.

Căn cứ vào những nội dung trên, những ai chưa hiểu hoặc hiểu nhưng chưa tường tận vấn đề thì nên xem kỹ nội dung cũng như quy định về ngành để có cái nhìn bao quát trước khi đánh giá vấn đề.

 

Xem thêm:

>>> Tin vui: Đã có Nghị định 90/2019/NĐ-CP về lương tối thiểu vùng năm 2020

>>> Toàn bộ mức lương và phụ cấp công chức cấp xã 2020

  •  4980
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…