DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vụ cựu Công an tạt axit vợ sắp cưới - Có thể áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất côn đồ hay không?

Tình tiết Phạm tội có tính chất côn đồ là một trong những tình tiết tăng nặng được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Đây cũng là tình tiết định khung tăng nặng của nhiều tội danh như tội “Cố ý gây thương tích” và tội “Giết người”. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau về tình tiết tăng nặng phạm tội có tính chất côn đồ do tình tiết này chưa được hướng dẫn cụ thể.
 
Theo tinh thần Công văn số 38/NCPL ngày 06/01/1976 của Tòa án nhân dân tối cao và Kết luận của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại Hội nghị tổng kết ngành Tòa án năm 1995 có nêu khái niệm về côn đồ:
 
“Khái niệm côn đồ được hiểu là hành động của những tên coi thường pháp luật, luôn phá rối trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích (hay) dùng vũ lực để uy hiếp người khác khuất phục mình, vô cớ hoặc chỉ vì một nguyên cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí giết người. Hành động của chúng thường là xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự người khác, gây gổ, hành hung người khác một cách rất vô cớ hoặc vì một nguyên cớ nhỏ nhặt. Ví dụ: đi xe đạp, xe máy va quệt vào người khác, có khi chính mình có lỗi, nhưng đã kiếm cớ để đánh hoặc giết người ta, mặc dù có thể người kia cũng có lỗi nhỏ. Đó là hành vi có tính chất côn đồ. Những kẻ “đâm thuê, chém mướn” phải coi là biểu hiện tính côn đồ.”
 
Rõ ràng có thể thấy rằng chỉ vì ghen tuông nhỏ nhặt mà Hải đã chuẩn bị axit để gây thương tích cho chị V thì rất có thể áp dụng được tình tiết tăng nặng này mới đúng bản chất của tội phạm.
 
Chúng tôi có dẫn chứng ở một số Bản án cụ thể, ví dụ như trong Bản án phúc thẩm số 30/2019 của TAND tỉnh Bình Định, nội dung sơ lược như sau:
 
"Nghĩ rằng anh T đến hẹn hò với chị T nên D ghen và đi bộ từ nhà hàng đến chỗ anh T. Anh T đứng trước cổng ngõ nhà chị S tiếp tục gọi điện cho chị H, thấy vậy anh S nói chị H bảo anh T đi về chứ không D và Đ lên đánh. Lúc anh T đang ngồi trên xe mô tô gọi điện thoại cho chị H thì D đi đến dùng tay đánh trúng mặt bên trái làm anh T ngã xuống đường, D tiếp tục dùng chân dậm vào hông phải của anh T mấy cái…"
 
Hoặc trong Bản án sơ thẩm số 103/2017 của Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng với nội dung sơ lược như sau:
 
"Lê Văn Đ cùng vợ là Lâm Thị Diệu H và con là Lê Thị Hồng G đến quán giải khát của bà Đinh Thị Minh N liên hệ gặp Dương Đức P để nói chuyện với nhau, nội dung là không cho Dương Đức P tiếp tục quan hệ tình cảm với Lê Thị Hồng G. Lúc đó bà Lâm Thị Diệu H nói với Dương Đức P: “Làm gì mà mày hăm dọa đòi đâm, đòi giết con G, mày còn hăm dọa là tao báo Công an bắt mày”, Dương Đức P hỏi lại bà Lâm Thị Diệu H ba lần: “Dì báo Công an phải không ?”, bà Lâm Thị Diệu H trả lời: “Mày làm vậy nữa là tao báo Công an”, vừa nói xong thì Dương Đức P liền đứng dậy lấy cây dao (loại dao Thái Lan) từ trong túi quần dài ra cầm bên tay phải, mũi dao quay xuống dưới đất (quay về hướng ngón tay út) rồi xông đến…"
 
 
Mọi người cùng thảo luận về cách áp dụng pháp luật trong tình huống này nhé./.
  •  1083
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…