DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vụ CGV: Giới hạn việc sử dụng camera của chủ sở hữu

Với nhịp sống hiện đại ngày nay thì việc sử dụng camera để hỗ trợ quan sát trở nên phổ biến

Đối với những nơi công cộng như: Rạp chiếu phim, trường quay, bệnh viện, ga tàu điện, tại những nơi tham gia giao thông...việc lắp đặt hệ thống camera sẽ giúp quản lý được hành vi và ý thức của con người. Phát hiện ra những hành vi sai trái để nhắc nhở và trừng phạt hợp lý.

Mục đích:

Để giám sát an ninh trong rạp mà không làm phiền đến khán giả, khi nhân viên giám sát phát hiện hành vi quay lén phim hoặc livestream trên mạng, họ sẽ nhanh chóng ngăn chặn, xử lý người vi phạm. Đây là giải pháp bảo vệ bản quyền phim, bảo đảm quyền lợi nhà sản xuất, phòng ngừa nạn trộm cắp, để quên tư trang trong rạp…; đồng thời mang đến lợi ích thiết thực cho khán giả nếu thông tin được bảo mật chặt chẽ và khán giả đều biết 

Sau vụ lùm xùm về clip cặp đôi thân mật quá đà trong rạp phim bị chụp lại từ camera giám sát và tung lên mạng, đã và đang là vấn đề gây tranh cãi.

Về thực tế, khi mua vé vào xem phim được coi là việc xác lập hợp đồng dân sự giữa người sử dụng dịch vụ và bên cung cấp dịch vụ. Theo quy định của Bộ luật Dân sự, trong quá trình thực hiện hợp đồng, về nguyên tắc, CGV không được tiết lộ thông tin bí mật cá nhân của khách.

Một vấn đề được đặt ra quyền của chủ sở hữu camera ra sao sử dung hình ảnh trong video đó để làm gì?

Luật Dân sự 2015  đã có những điều chỉnh, dành riêng một mục với 15 điều quy định chi tiết về những quyền nhân thân. Trong đó điều 32 khẳng định “Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý” trừ một số trường hợp hình ảnh ấy được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng… mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Như đã đề cập trên thì việc sử dụng camera quan sát thực hiện mục đích tránh những hành vi vi phạm, phục vụ nhu cầu quản lý, giám sát và không bị xem là xâm phạm quyền riêng tư .

Tuy nhiên với những hành vi sai phạm không đồng nghĩa với việc có thể sử dụng những hình ảnh đó để lên án.

Sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý và không được làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của họ. Nếu vi phạm thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định buộc người vi phạm phải thu hồi, tiêu hủy và bồi thường thiệt hại"

* Xử lý hành vi vi phạm

Trường hợp sử dụng trái phép hình ảnh của người khác nhằm vu khống, xuyên tạc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì có thể bị phạt tới 20 triệu đồng theo quy định tại khoản 3, Điều 66, Nghị định 174/2013/NĐ-CP.

Theo đó, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật; Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;..".

Thậm chí, nếu hành vi sử dụng trái phép hình ảnh của người khác gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể sẽ bị xử lý hình sự về tội làm nhục người khác; trường hợp sử dụng hình ảnh người khác nhằm khống chế tinh thần chiếm đoạt tài sản thì có thể bị xử lý về tội cưỡng đoạt tài sản...

Dù gì thì cần cân nhắc về mục đích

 

  •  3027
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…