DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vụ Bác sĩ Hoàng Công Lương: Đại biểu QH có đang gây áp lực cho HĐXX?

Liên quan đến vụ án Bác sí Hoàng Công Lương, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, diễn ra sáng 26/5 là cuộc tranh luận quan điểm giữa các đại biểu

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa): “Tôi đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế nói thêm về vấn đề này. Cá nhân tôi nghĩ bác sĩ Hoàng Công Lương có thể vô tội”

Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình): “Việc phát ngôn như vậy trong khi tòa án đang xét xử là cảm tính và không thực sự thích hợp.Bởi, tòa án đang trong quá trình tranh tụng, luận tội chứ chưa đưa ra một phán quyết nào cả, cho nên việc phát ngôn như vậy không đem lại sự thuận lợi, giải quyết đúng đắn …”,

Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội): Theo ông, việc này liên quan đến sự minh bạch, khách quan, công tâm, quy tắc ứng xử về trách nhiệm khi người bác sĩ đó không được giao trách nhiệm và mong rằng phiên xử này sẽ mang lại tiếng nói công minh.

Đại biểu Phạm Khách Phong Lan (TP.HCM) cũng phát biểu tranh luận, bà nói thống nhất với đai biểu Tuấn.“Ở đây chúng tôi không nói đến chuyện đúng hay sai, nhưng khi chúng tôi trả lời báo chí phát biểu quản điểm của mình là thể hiện đại biểu của nhân dân và ở đây không phải vấn đề định hướng cho Tòa, tất cả sẽ được xử cho pháp luật và được nhìn trong bối cảnh toàn diện,..

 Bạn có góc nhìn thiên về ai?

Vẫn là quan điểm dựa trên cách nhìn của mỗi người, tuy nhiên sức nóng của vấn đề ảnh hưởng đến cả một hệ thống liên ngành. Vụ án đang trong quá trình xét xử, sưc ép dư luận thực sự lớn nhưng tôi cho rằng với vai trò độc lập, Tòa án hoàn toàn đủ nội dung để tự mình xây dựng cơ sở để kết luận vụ án. Điển hình như vụ án Nguyễn Khắc Thủy, cho dù cộng đồng có bác bỏ hay phủ nhận đến đâu thì quyết định sau cùng vẫn không thay đổi theo chiều tích cực nhưng đây là dấu hiệu để cơ quan có thẩm quyền cấp trên xem xét lại nội dung vụ án để tránh bỏ lọt tội phạm

Về cơ bản, nội bộ những cơ quan tiếp nhận vụ án là người nhận thức đầy đủ vấn đề, tất nhiên họ có góc nhìn riêng và quan điểm riêng để đưa ra kết luận, nhưng chính những yếu tố khách quan đôi khi lại là áp lực trong quá trình đưa ra phán quyết.

Những tranh cãi của ĐBQH về nhiều khía cạnh liên quan đến 1 vấn đề, nhưng suy cho cùng cũng đừng "cầm đèn chạy trước ô tô", cần tránh những phán đoán mang tính khẳng định, vụ án đang đi đến hồi kết, với sự quan tâm của dư luận thì những trăn trở về bản án vẫn luôn xuất hiện, chỉ hy vọng một phán quyết đúng người, đúng tội.

 

  •  1224
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…