DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

[Vụ án Nguyễn Khắc Thủy]: Hội đồng giám đốc thẩm có thể sẽ ra phán quyết như thế nào?

Mới đây, ngày 17/5/2018 đã có thông tin chính thức về việc: lãnh đạo Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP.HCM đã ký quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án hình sự phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong vụ án tuyên bị cáo Nguyễn Khắc Thủy 18 tháng tù treo về tội “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi” theo quy định tại Điều 146 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Theo đó, Tòa án cấp cao tại TP. HCM kháng nghị với nội dung: yêu cầu Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân Tối caoHủy toàn bộ bản án Phúc thẩmtuyên Bị cáo Thủy 18 tháng tù treo và xét xử lại. Kháng nghị giám đốc thẩm nêu rõ bản án mà Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xử chưa nghiêm minh, chưa đúng tính chất và mức độ, hành vi phạm tội gây phẫn uất trong dư luận.

Như vậy, cho đến thời điểm hiện nay thì vụ việc này mới chỉ dừng lại ở việc có “Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm” đối với bản án hình sự phúc thẩm chứ chưa diễn ra phiên tòa giám đốc thẩm, do đó cũng chưa có kết luận bản án giám đốc thẩm.

Tuy nhiên, trong một thời gian sớm đây thôi thì phiên tòa giám đốc thẩm sẽ được diễn ra, bởi theo quy định tại Điều 385 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm được tính như sau:

Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa.

Vậy là quyết định kháng nghị thì Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đã nhận được, bây giờ chúng ta chỉ còn chờ quyết định mở phiên tòa giám đốc thẩm để xem xét bản án phúc thẩm bị kháng nghị mà thôi. Và…hẳn là nhiều người sẽ đặt ra thắc mắc: Vậy Hội đồng giám đốc thẩm sẽ có thể ra những phán quyết như thế nào đối với vụ án này?

Dựa theo Điều 387 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm thì nội dung phán quyết giám đốc thẩm có thể xảy ra các trường hợp sau đây:

-TH1: Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị:

Theo đó, nếu Hội đồng giám đốc thẩm xét thấy bản án, quyết định đó có căn cứ và đúng pháp luật thì sẽ ra phán quyết: không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bị kháng cáo.

- TH2: Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm bị hủy, sửa không đúng pháp luật:

Nếu xét thấy bản án sơ thẩm là đúng pháp luật, là có căn cứ thì  Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án phúc thẩm và giữ nguyên bản án cấp sơ thẩm của Tòa án nhân dân Thành phố Vũng Tàu.

-TH3: Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại:

Nếu có một trong các căn cứ quy định tại Điều 371 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì Hội đồng giám đốc thẩm hủy một phần hoặc toàn bộ bản án phúc thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại:

+Nếu hủy để xét xử lại thì tùy trường hợp, Hội đồng giám đốc thẩm có thể quyết định xét xử lại từ cấp sơ thẩm hoặc cấp phúc thẩm.

+ Trường hợp xét thấy cần tiếp tục tạm giam bị cáo thì Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định tạm giam cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Tòa án thụ lý lại vụ án.

Trong đó, Điều 371 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về các căn cứ sau:

(1) Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

(2)Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;

(3)Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

-TH4: Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án:

Nếu có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm và đình chỉ vụ án.

Trong đó, Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về các căn cứ sau:

(1)Không có sự việc phạm tội;

(2)Hành vi không cấu thành tội phạm;

(3)Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

(4) Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

(5) Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

(6) Tội phạm đã được đại xá;

(7) Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;

(8)Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.

-TH5: Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật:

Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm khi có đủ các điều kiện:

(1) Các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã rõ ràng, đầy đủ;

(2) Việc sửa bản án, quyết định không làm thay đổi bản chất của vụ án, không làm xấu đi tình trạng của người bị kết án, không gây bất lợi cho bị hại, đương sự.

-TH6: Đình chỉ xét xử giám đốc thẩm:

+ Trường hợp chủ thể kháng nghị rút toàn bộ kháng nghị trước khi mở phiên tòa thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.

+Trường hợp rút toàn bộ kháng nghị tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.

  •  2375
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…