DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vợ cũ chưa cắt khẩu, vợ mới nhập khẩu được không?

Cắt khẩu - Ảnh minh họa

Cắt khẩu - Ảnh minh họa

Trong thực tế có nhiều cặp vợ chồng sau ly hôn nhưng vẫn chưa hoàn thành thủ tục tách khẩu để vợ hoặc chồng không là chủ hộ tách ra khỏi sổ hộ khẩu cũ. Cũng có trường hợp trớ trêu là một trong hai người bỏ đi biệt tăm mà bên còn lại không liên lạc được khi có nhu cầu tách khẩu. Câu hỏi nhiều “chị vợ sau” đặt ra là mình có được nhập khẩu nhà chồng khi mà vợ cũ vẫn nằm trong sổ hộ khẩu không? Bài viết sau sẽ trả lời cho câu hỏi này.

Chồng không thể tự ý tách khẩu vợ

Căn cứ vào Điều 27 của Luật cư trú năm 2006 như sau:

Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

- Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu

- Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

Như vậy, theo quy định này thì quyền tách hộ khẩu là quyền nhân thân của mỗi cá nhân, không ai có quyền tự chấm dứt hộ khẩu khi chưa nhận được sự đồng ý của cá nhân đó. Việc tách hộ khẩu chỉ được tiến hành do chính người có nhu cầu tách thực hiện. Do đó, chồng không có quyền đơn phương làm thủ tục tách sổ hộ khẩu của vợ cũ sau khi ly hôn.

Vậy nếu muốn tách khẩu phải làm sao?

Trường hợp 1. Vợ cũ không chịu làm thủ tục tách khẩu

Hai bên có thể thỏa thuận về việc tách khẩu. Chồng và vợ cũ cùng nhau làm thủ tục tách khẩu. Người chồng có thể thuyết phục vợ cũ trên cơ sở: trong thực tế có nhiều trường hợp, nhiều giao dịch dân sự, thủ tục hành chính hoặc ký kết các hợp đồng lao động… cần bản photo công chứng SHK, nếu vợ cũ vẫn nằm trong SHK chồng cũ khi cần sổ hộ khẩu để công chứng, chứng thực sẽ rất khó khăn. Nếu chồng không cho mượn SHK thì người vợ cũ này cũng không thể cưỡng ép đòi SHK được.

Trường hợp 2. Vợ cũ đã có chỗ ở mới hợp pháp có đủ điều kiện đăng ký thường trú

Theo Điều 23 Luật Cư trú quy định như sau:

Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.

Vì vậy, nếu sau khi ly hôn, nếu vợ cũ đã thay đổi chỗ ở hợp pháp, không còn sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại nơi đã đăng ký thường trú, thì vợ cũ là người đã thay đổi chỗ ở phải làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú trong thời hạn 12 tháng, kể từ khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới theo quy định của Luật Cư trú.

Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 22 Luật cư trú về Xóa đăng ký thường trú như sau:

Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới: trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xoá đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ.

Nhập khẩu cho vợ mới

Theo mình tìm hiểu thì hiện nay pháp luật không quy định giới hạn số nhân khẩu trong một hộ. Vậy có trường hộ nào vợ cũ chưa cắt khẩu mà nhập vợ mới vào trong sổ hộ khẩu luôn không nhỉ? :D Nếu có thì phải thực hiện thủ tục gì để thay đổi tên gọi với chủ hộ với một người đã ly hôn và một người mới kết hôn?

Các bạn cùng đóng góp để mình hoàn thiện bài viết với nha!!!???

>>>Xem thêm Có được tự ý xóa tên người thân trong sổ hộ khẩu?

  •  3152
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…