DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Việt Nam sắp vỡ nợ?

Chào mọi người, hôm trước mình có đọc một bài viết về Dự thảo sửa đổi Luật quản lý nợ công 2009 và xin phép đưa ra một số quan điểm như sau

Tại Khoản 14 Điều 3 Dự thảo quy định:

“Nợ công là khoản phải hoàn trả, bao gồm gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan, phát sinh từ việc Chính phủ vay trực tiếp, chủ thể vay được Chính phủ bảo lãnh và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phép vay vốn theo quy định của pháp luật Việt Nam.”

Như vậy thì nợ (các khoản vay không được bảo lãnh) của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sẽ không được tính là nợ công mọi người ạ. Chấp nhận rằng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì Doanh nghiệp Nhà nước cũng chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp mà thôi. Tuy nhiên, theo mình khi nhìn sâu rộng hơn về nguồn gốc tài sản của doanh nghiệp Nhà nước thì không thể lấy tiêu chuẩn đó ra để áp dụng được.

Trong các DNNN, việc bố trí nhân sự bao gồm cả bố trí cán bộ Đảng chuyên trách về quản lý, kinh phí đều do Nhà nước quyết định. Thêm vào đó, DNNN là có vai trò tác động nhất định đối với địa phương, trong ngành, trong nền kinh tế nên nếu nói Nhà nước không chịu trách nhiệm gì khi DNNN phá sản là không chính xác.

Từ nguồn số liệu đáng tin cậy cho biết: Nếu tính luôn số nợ của DNNN vào nợ công thì nợ công sẽ lên đến 431 tỉ USD, bằng 210% GDP chứ không phải 63,9% GDP như cách tính hiện nay trong đó, số nợ của DNNN (bao gồm các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và không được bảo lãnh) năm 2016 là 324 tỉ USD, bằng 158% GDP.

Theo cách tính của IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) nợ công bao gồm nợ chính phủ và nợ DNNN. Một minh chứng điển hình trên thế giới chính là sự kiện vỡ nợ của toàn bộ nền kinh tế của Hy lạp khủng hoảng năm 2010, nợ công đến 216 tỉ USD, chiếm 130% GDP (thấp hơn của Việt Nam kìa).

Mặc dù vậy, trần nợ công bao nhiêu cũng chưa phản ánh đúng quốc gia đó có bị vỡ nợ hay không, mà chất lượng nợ công mới là điều quan trọng nhất, tiền vay mượn có sử dụng hiệu quả hay không mới là vấn đề cốt lõi.

Từ năm 2016-2017, tại Việt Nam chúng ta chứng kiến nhiều DNNN làm ăn thua lỗ, thất thoát hàng tỉ USD, tham nhũng trong xây dựng ,mua sắm vật tư..., đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nợ công tăng nhanh chóng. Nếu cứ tiếp tục cách tính nợ DNNN không xếp vào nợ công thì chúng ta cứ tiếp tục vay nợ. Cứ vay mãi như vậy thì nguy cơ vỡ nợ quốc gia giống Hy Lap sẽ đến rất gần.

 

  •  2447
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…