DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Việt Nam – CHLB Đức hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Đây là hoạt động cụ thể hoá Tuyên bố chung về hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp đã được ký kết giữa hai nước.

Ngày 16/4, đoàn Quốc vụ khanh Bộ Tư pháp Cộng hoà Liên bang Đức do Quốc vụ khanh Lutz Diwell dẫn đầu đã hội đàm với Bộ Tư pháp Việt Nam do ông Đinh Trung Tụng- Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn.

Tại buổi hội đàm, hai bên đã trao đổi về những vấn đề chuyên môn cùng quan tâm như khả năng và phương thức hợp tác trong thời gian tiếp theo; tầm quan trọng của việc đào tạo và bồi dưỡng thẩm phán, hình mẫu của nghề thẩm phán hiện đại.... Sau hội đàm, thay mặt Bộ Tư pháp hai nước (cơ quan điều phối các biện pháp thực hiện Tuyên bố chung), ông Đinh Trung Tụng và ông Lutz Diwell đã ký Chương trình hợp tác ba năm 2009-2011 và Biên bản chung thực hiện Chương trình ba năm về hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Trong những năm tới, việc hợp tác giữa hai bên dự kiến sẽ được tiến hành trên các lĩnh vực cụ thể: thực hiện các Công ước quốc tế mà hai bên cùng ký kết hoặc tham gia; tạo các tiền đề trong nước để gia nhập các Công ước quốc tế mà hai bên cùng quan tâm và đề xuất các biện pháp nhằm thực hiện các cam kết quốc tế phát sinh từ các Công ước quốc tế đó; Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và địa vị pháp lý của các chức danh tư pháp như Thẩm phán, Công tố viên, luật sư, công chức viên và các chức danh tư pháp khác; khuyến khích hợp tác về xây dựng pháp luật trong các lĩnh vực này.

Việt Nam và Đức tiếp tục phát triển pháp luật về các lĩnh vực dân sự, tố tụng dân sự, thương mại, lao động, công đoàn và xã hội, hình sự, tố tụng hình sự, phòng chống tham nhũng, thi hành án hình sự, cải thiện tình hình tương trợ tư pháp trong các vụ án hình sự với mục tiêu đảm bảo cho pháp luật được thực thi một cách toàn diện; tiếp tục phát triển ngành Tư pháp và hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật với mục tiêu đảm bảo pháp luật được thực thi toàn diện; xây dựng tài liệu và cơ sở dự liệu về pháp luật và tư pháp của Việt Nam và Đức; Hỗ trợ thanh lập Viện pháp luật Đức.../.   TTXVN

Nguồn vovnews.vn


  •  8175
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…