DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Việt kiều tranh chấp quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Câu hỏi:

 
Xin chào luật sư. Tôi có một thắc mắc mong luật sư giải đáp. Mẹ tôi là Việt kiều, năm 1994 bà có ý định mua nhà ở Việt Nam nhưng pháp luật chưa cho phép Việt kiều mua nhà trong nước. Bà có nhờ người chị họ mua giúp và có gửi tiền về. Năm 1999 mẹ tôi tìm được nhà và có lập giấy thỏa thuận việcmua bán nhà, theo đó, chủ nhà bán cho mẹ tôi cặn hộ ở đường Trần Nhân Tông với giá 5 tỷ, các bên cũng thỏa thuận để chị họ của mẹ tôi đứng tên trong hợp đồng chính thức (hợp đồng có công chứng).
 
Sau khi mua nhà xong, người chị họ đó đã dùng bản hợp đồng chính và các giấy tờ có liênquan để xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đứng tên chị .
 
Năm 2004, chị ấy có ý định chiếm đoạt căn nhà. Mẹ tôi khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định căn nhà nói trên thuộc quyền sở hữu của bà; buộc chị ấy phải trả lại căn nhà. Toà án nhân dân thành phố Hà Nội căn cứ vào hợp đồng mua bán nhà giữa người chị họ và chủ nhà , Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cấp cho chị ấy, để công nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho chị T
 
Sau khi xét xử sơ thẩm, mẹ tôi kháng cáoTòa án cấp phúc thẩm xác định quyền sở hữu căn nhà là của người chị họ  và chị ấy phải hoàn trả cho mẹ tôi số tiền bà  đã gửi về và ½ giá trị chênh lệch của căn nhà. Vậy xin hỏi là tòa án giải quyết như thế có đúng không và mẹ tôi phải làm như thế nào để có thể đòi lại được căn nhà và số tiền đã gửi trước đó.
 
 
Trả lời:
 
Chào bạn
 
Đối với trường hợp của bạn VP Luật sư Newvision xin được tư vấn như sau:
 
Tư vấn tranh chấp quyền sử dụng đất
Tư vấn tranh chấp quyền sử dụng đất
 
 
Như thông tin bạn đã cung cấp thì việc mẹ bạn kiện yêu cầu Tòa án xác nhận quyền sở hữu căn nhà là của mẹ bạn mà không thành, thì việc Tòa giải quyết như vậy là đúng. Bởi giấy tờ mua bán nhà thể hiện qua hợp đồng mua bán với bên thứ 3 và giấy đăng kí quyền sử dụng đất đã đứng tên chị T. Cho nên việc xác nhận quyền sở hữu đối với căn nhà rõ ràng thuộc quyền sở hữu của chị T.
 
Tuy tài sản để có được căn nhà là do mẹ bạn chuyển tiền về, là của mẹ bạn, nhưng với yêu cầu: đòi lại căn nhà và kháng cáo lên Tòa án cấp phúc thẩm để đòi lại nhà là không được.
 
Bởi 2 lý do sau:
 
Thứ nhất, do mẹ bạn là Việt Kiều không có quyền sở hữu nhà tại Việt Nam.
 
Thứ hai, các giấy tờ đứng tên căn nhà và giấy tờ mua bán, chuyển nhượng căn nhà là đứng tên chị T.
 
Để đòi là số tiền mà mẹ bạn đã chuyển về  để mua nhà và giá trị lãi suất tiền gửi về, thì mẹ bạn cần khởi kiện đòi lại tài sản đó là số tiền mà mẹ bạn gửi về cho chị T mua  nhà.
 
Kiện đòi tài sản là một phương thức nhằm bảo vệ quyền sở hữu, pháp luật đã có quy định các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, cụ thể là tại điều 255 Bộ luật dân sự 2005, theo đó:
 
 “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
 
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật” 
 
Trước hết, ta cần hiểu rõ khái niệm về phương thức bảo vệ quyền sở hữu này : Kiện đòi lại tài sản là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu tòa án buộc người có hành vi chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản cho mình, được xem như một trong những phương thức bảo vệ quyền cuả chủ sở hữu, nhằm đảm bảo để chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp được sử dụng và khai thác công dụng của tài sản một cách bình thường.Tài sản trong trường hợp này, ta có thể hiểu là vật bị chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là vật đang bị bị đơn chiếm giữ bất hợp pháp, đã rời khỏi chủ sở hữu, người chiếm giữ hợp pháp mà nằm ngoài ý chí của người này.
 
Như vậy, mẹ bạn có quyền kiện ra Tòa đòi lại số tiền mà mẹ bạn đã chuyển về để mua nhà, số tiền để tạo dựng nên căn nhà nằm ngoài ý chí của mẹ bạn. Để yêu cầu tòa án buộc chị T hoàn trả lại số tiền đó thì mẹ bạn cần đưa ra chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, bằng cách cung cấp các giấy tờ chuyển tiền trước đây mà mẹ bạn đã chuyển về cho chị T.
 
 
Trân trọng!
 
  •  7771
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…