DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vì sao trồng cần sa lại bị bắt vì tội tàng trữ ma túy? Cần sa có phải chất ma túy?

Cần sa có phải chất ma túy?

Cần sa có phải chất ma túy? - Minh họa

Có thể nói, chưa bao giờ tội phạm về ma túy ở Việt Nam trở nên phổ biến như hiện nay. Trước đây, các chất kích thích, chất gây nghiện dưới dạng hút, hít, chích,… chỉ xuất hiện ở những tên tội phạm đầu sỏ, cộm cán, tuy nhiên hiện nay, thật dễ dàng bắt gặp những bài báo về sinh viên, học sinh tàng trữ ma túy, cần sa.

Vừa qua, có bài báo nói về những người trồng cây cần sa tại nhà bị bắt vì tàng trữ ma túy, nhiều người không khỏi thắc mắc tại sao cần sa và ma túy khác nhau nhưng lại bị bắt vì cùng một tội? Như vậy cần sa có phải ma túy không? Bài viết này sẽ giải đáp cụ thể thắc mắc trên!

Tội tàng trữ trái phép chất ma túy có liên quan đến cần sa không?

Trong Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) hiện hành, Điều 249 quy định về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”. Tên điều luật chỉ nhắc đến “chất ma túy”, tuy nhiên nội dung của nó có những quy định như sau:

“1. Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

d) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

…”

Điều này giải thích lý do tại sao những người trồng cây cần sa, cây anh túc (có chứa chất ma túy) với khối lượng từ 1kg trở đi đã có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thậm chí, nếu đối tượng đã từng bị xử phạt hành chính hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 167/2013/NĐ-CP thì lần vi phạm tiếp theo dù tàng trữ khối lượng dưới 1kg vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 249 BLHS.

Ngoài điều luật trên, tại Điều 247 Bộ luật này còn có quy định về tội Trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy. Tuy nhiên để cấu thành tội này, cần đáp ứng những điều kiện cấu thành như:

- Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.

Trường hợp nếu số cây cần sa được trồng là dưới 500 cây nhưng vẫn có khối lượng lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa đủ trên 1kg thì vẫn sẽ bị truy cứu về tội tàng trữ trái phép chất ma túy!

Nếu người trồng cần sa rơi vào trường hợp được người khác yêu cầu, đề nghị trồng và chỉ trồng cần sa, không có cơ sở chứng minh họ cố ý muốn tàng trữ số cần sa đó thì chỉ có cơ sở để xử lý về tội trồng cần sa.

Người trồng cần sa sẽ bị truy cứu cả hai tội trồng cần sa và tàng trữ cần sa nếu thỏa mãn đồng thời cấu thành tội phạm của cả hai tội này!

Cần sa có phải chất ma túy?

Đối với pháp luậtViệt Nam, muốn xác định một chất có được xem là ma túy hay không, ta cần căn cứ vào Nghị định 73/2018/NĐ-CP quy định danh mục chất ma túy và tiền chất.

Ban hành kèm theo Nghị định này là Danh mục I: Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội, việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền.

Mục ID của danh mục này có các chất :

STT

Tên chất

Tên khoa học

Mã thông tin CAS

45

Cần sa và các chế phẩm từ cần sa

 

8063-14-7

46

Lá Khat

Lá cây Catha edulis

 

Như vậy, có thể thấy cần sa và các chế phẩm từ cây này chính là chất ma túy và người có hành vi tàng trữ, sử dụng nó sẽ bị xử lý như đối với các chất ma túy khác!

  •  3457
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…