DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vì sao phải kê khai di sản thừa kế và những bất lợi nếu không kê khai?

>>> Hướng dẫn cách viết di chúc để ko bị vô hiệu

Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thụ hưởng trong di chúc hoặc người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế sau khi người để lại di sản thừa kế chết.

Theo các quy định của pháp luật hiện hành về thừa kế thì không có quy định nào bắt buộc người hưởng di sản thừa kế phải làm thủ tục hưởng di sản thừa kế; do đó, việc không làm thủ tục hưởng di sản thừa kế không bị coi là vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, đối với những tài sản pháp luật bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu khi người để lại di sản thừa kế chết thì những người được hưởng thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật phải thực hiện các thủ tục pháp lý để được xác lập quyền tài sản của mình. Nếu người hưởng di sản thừa kế không làm thủ tục hưởng di sản thừa kế thì không thể thực hiện được các thủ tục sang tên đối với những di sản phải đăng ký quyền sở hữu mà người chết để lại.

Đăng ký quyền sở hữu được hiểu là việc thực hiện thủ tục với cơ quan nhà nước nhằm ghi nhận quyền sở hữu tài sản của người đó. Điều 106 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đăng ký tài sản như sau:

Điều 106. Đăng ký tài sản

1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài sản.

2. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác.

3. Việc đăng ký tài sản phải được công khai”.

Như vậy việc đăng ký tài sản là bất động sản, động sản được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan. Có thể điểm qua một số loại tài sản như sau:

– Bất động sản: Nhà, đất, tài sản và các công trình gắn liền với nhà ở, với đất, …

– Động sản: tàu bay, tàu biển, phương tiện giao thông đường thủy, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường sắt, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, …

Ví dụ đối Với bất động sản:

Điều 188 Luật Đất Đai 2013 quy định về Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

Như vậy một trong các điều kiện để thực hiện các giao dịch liên quan đến bất động sản là có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , để có thể toàn quyền sử dụng  thửa đất thì cần làm thủ tục kê khai di sản thừa kế về bất động sản đó.

 

 

 

 

  •  12510
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…