DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vì sao khó kiện được công ty tài chính khi cho vay lãi suất cao?

Vì sao không kiện được công ty tài chính khi cho vay lãi cao?- Ảnh minh họa

Vì sao không kiện được công ty tài chính khi cho vay lãi cao?- Ảnh minh họa

Ngày nay do Internet phát triển Việt Nam càng ngày càng được tiếp cận với sự phát triển chung của thể giới, người Việt Nam cũng được tiếp cận với nhiều hình thức tài chính đa dạng. Một trong số đó thì vay tài chính đang ngày càng được ưu chuộng. Tuy nhiên lãi suất của việc vay tài chính là không hề thấp, thậm chí là rất cao. Vậy tại sao cho vay lãi cao như vậy mà vẫn hoạt động được, xem nội dung dưới đây để hiểu thêm về vấn đề này nhé!

1. Mức lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

- Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

- Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác...

Trường hợp cho vay tín dụng thì phải áp dụng Luật chuyên ngành chứ không áp dụng quy định về lãi suất cho vay của Bộ luật dân sự 2015 mà cụ thể là áp dụng quy định theo Thông tư 43/2016/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định.

2. Quy định về lãi xuất của công ty tài chính như thế nào?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 43/2016/TT-NHNN về Lãi xuất cho vay tiêu dùng có quy định như sau:

- Lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

- Công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung khung lãi suất cho vay tiêu dùng, công ty tài chính phải gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điểm a, b Khoản 4 Điều 7 Thông tư 43/2016/TT-NHNN về khung lãi suất, trong đó nêu cụ thể các yếu tố, nguyên tắc cơ bản xác định khung lãi suất cho vay tiêu dùng, các yếu tố về chi phí vốn, chi phí rủi ro, lợi nhuận trên vốn, lãi suất thị trường và bảo đảm bù đắp được các chi phí, rủi ro liên quan, đảm bảo quyền lợi của khách hàng và sự phát triển của công ty tài chính.

===>>> Luật không có quy định cụ thể mức lãi suất trần và mức lãi suất tối đa của các công ty tài chính là bao nhiêu, mà lãi suất tối đa cho việc cho mục đích tiêu dùng tại Công ty tài chính do Công ty tài chính tự điều chỉnh và phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép áp dụng.

3. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất?

Bên cạnh đó Luật còn có quy định về việc thõa thuận lãi suất vay giữa người dân và các tổ chức tín dụng. Cụ thể như sau:

Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 91 Luật các Tổ chức tín dụng quy định:

- Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng

- Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Theo Điều 4 Thông tư 39/2016/TT- NHNN quy định nguyên tắc cho vay, vay vốn:

Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN về Lãi suất cho vay

Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa.

==== >> Căn cứ vào các quy định pháp luật trích dẫn, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng.

==== >> Do đó mặc dù công ty tài chính cho vay với mức lãi suất cao vượt quá lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 là 20% nhưng nếu đây là lãi suất mà công ty tài chính đã làm hồ sơ xin phép và được Ngân hàng nhà nước phê duyệt thì đây không phải là trường hợp vi phạm pháp luật về lãi suất cho vay, do vậy không thể khởi kiện công ty tài chính về hành vi cho vay nặng lãi được. Mặc khác đây là thỏa thuận giữa hai bên cho vay và bên đi vay, bên vay đồng ý với mức lãi suất mà bên cho vay đưa ra. “Thuận mua vừa bán” nên càng không thể kiện được công ty tài chính.

Rất mong sự đóng góp ý kiến từ các thành viên Dân luật về vấn đề này, theo mình tìm hiểu thì chưa tìm được bản án người vay kiện công ty tài chính mà thắng, mems nào có thì chia sẻ tại topic này nhé!

  •  5937
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…