DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vì sao cầm đồ là một "nghề xấu"?

Nói đến dịch vụ cầm đồ, không thể không nhắc tới đường Láng (Đống Đa) – nơi được coi là “thủ phủ”, là “phố cầm đồ” sầm uất bậc nhất của Hà Nội. Suốt chiều dài đoạn đường ước chừng khoảng vài cây số, san sát bảng hiệu cầm đồ. Hầu như trên tuyến đường này, ngoài những cửa hàng đề biển kinh doanh loại hình này thì ít thấy hàng quán buôn bán loại mặt hàng, dịch vụ khác.

Hiện nay, theo quy định của Thông tư 33/2010/TT-BCA của Bộ Công An quy định điều kiện ANTT đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thủ tục pháp lý để hành nghề kinh doanh cầm đồ rất đơn giản.

Không phủ nhận rằng cầm đồ tiện lợi cho những ai cần tiền gấp nhưng không muốn mất đi tài sản của mình. Thế nhưng hiện nay, có một hiện tượng là một bộ phận không nhỏ các hiệu cầm đồ thừa sức nuốt chửng tất tần tật đồ cầm, bất chấp các quy định của pháp luật và đạo đức kinh doanh. Sự biến tướng của thị trường đã khiến cho hoạt động cầm đồ trở thành một hình thức tệ nạn xã hội. Hoạt động cầm đồ bây giờ không đơn thuần chỉ là việc thế chấp, cầm cố tài sản để vay tiền và trả lãi. Nhiều hiệu cầm đồ treo biển, nhưng nguồn “kiếm ăn” chính lại là cho vay nặng lãi.

Việc kinh doanh bằng hình thức mở tiệm hay dịch vụ cầm đồ được pháp luật hiện hành cho phép và bảo hộ, chứng tỏ rằng đó là một nghề chính đáng hay một hình thức kinh doanh hợp pháp. Cho vay, cầm đồ là dịch vụ kinh doanh có điều kiện, được pháp luật công nhận, nó có thể giúp giải quyết về mặt tài chính khi cấp bách cho khách hàng. Thế nhưng, hoạt động của các cửa hiệu này luôn ẩn chứa sự phức tạp, phần lớn người kinh doanh lợi dụng dịch vụ để thực hiện những hành vi cho vay nặng lãi. Và phía sau những biển hiệu cho vay cầm đồ có khi còn là một “thế giới ngầm” đầy manh động. Vì sao nhắc đến cầm đồ chúng ta vẫn thường nghĩ đến những góc tối với lãi suất “cắt cổ”, những chiếc xe không chính chủ, những tài sản “trên trời rơi xuống”? Chính bởi vì cách thức hoạt động cầm đồ còn khuất tất, tài sản được đem đi cầm vẫn chưa được xác định nguồn gốc, quy định lãi suất cho vay cũng khá mập mờ.

Bên cạnh đó để kinh doanh cầm đồ trái với quy định của pháp luật, ngoài việc kết thân với các đối tượng trong giới giang hồ, còn phải biết cách “lo lót” cho những thế lực khác để phòng khi có dính dáng đến pháp luật. Vì những sơ hở này cộng thêm thái độ “làm ngơ” của chủ tiệm đã khiến cầm đồ trở thành một “nghề xấu” .

Nhiều chuyên gia cũng khẳng định, do cơ quan quản lý không kiểm soát chặt chẽ hoạt động dịch vụ cầm đồ nên để nó biến tướng và gây những hệ lụy nghiêm trọng. Trong đó dịch vụ cầm đồ là đầu dây của những vụ vỡ nợ tín dụng đen, "giết người". Thật ra có cầu thì ắt có cung, việc ra đời và hình thành nhiều các cửa hàng cầm đồ cho vay nặng lãi cũng là do người dân không thể tiếp cận với vốn từ các kênh truyền thống, buộc họ phải tìm đến dịch vụ này.

Việc không tuân thủ quy định của pháp luật đã làm biến tướng các hoạt động dịch vụ cầm đồ và xuất hiện những “luật ngầm” trong giới cầm đồ. Các cơ quan bảo vệ pháp luật cần có chế tài quy định cụ thể hơn, đồng thời siết chặt công tác quản lý để dịch vụ này hoạt động một cách đúng hướng.

  •  28239
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…