DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vi phạm Luật bình đẳng giới trong công tác tuyển dụng

Hiện nay khi xem các tin tức tuyển dụng các bạn thường hay thấy nhà tuyển dụng đưa ra yêu cầu như:

"-Ưu tiên nam."

"- Giới tính: chỉ tuyển nam".

"- Ứng viên có trình độ đại học là nam giới không quá 35 tuổi; là nữ giới không quá 30 tuổi. Ứng viên có trình độ thạc sĩ là nam giới không quá 40 tuổi, là nữ giới không quá 35 tuổi. Ứng viên có trình độ tiến sĩ là nam giới không quá 45 tuổi, là nữ giới không quá 40 tuổi”.....

Có thể theo các nhà tuyển dụng việc đặt ra yêu cầu như vậy là có mục đích riêng của họ hoặc do tính chất công việc yêu cầu ứng viên cần có những tiêu chuẩn như vậy để đảm bảo hiệu quả công việc được mang lại ở mức tốt nhất.

Tuy nhiên, điều này vô tình lại khiến các nhà tuyển dụng vi phạm các quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lao động.

Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 55/2009/NĐ-CP:

"2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới hoặc đối với các nghề nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật;

b) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động nam hoặc lao động nữ vì lý do giới tính, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ."

Theo Điều 13 Luật bình đẳng giới 2006 quy định về Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động:

“1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.

2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

3. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:

a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;

b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;

c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.”

Luật bình đẳng giới 2006 có hiệu lực ngày 01/7/2007 và đã có các văn bản hướng dẫn thi

hành. Tuy nhiên, từ thời gian đó đến nay vẫn có những việc làm vi phạm Luật bình đẳng giới. Và đáng buồn hơn không chỉ các doanh nghiệp tư nhân vi phạm mà cả những đơn vị đào tạo bậc cao cũng vi phạm. (Xem ví dụ một trường đại học vi phạm Luật bình đẳng giới: https://tuoitre.vn/mot-van-ban-vi-pham-luat-binh-dang-gioi-345685.htm)

Thế mới biết còn nhiều người vẫn chưa thoát khỏi những định kiến về giới. Điều này cho thấy chặng đường bình đẳng giới ở Việt Nam còn nhiều gian nan, và việc thúc đẩy Luật bình đẳng giới đi vào cuộc sống quả là “đường xa, gánh nặng”.

  •  5962
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…