DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

“Vi hành” và nhà nước pháp quyền

Đây là một bài viết  đăng trên Thời báo kinh tế Sài Gòn.

 

Từ “vi hành”dạo gần đây đều đều xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Nào là, Bộ trưởng Bộ Y tế “vi hành” chợ Đồng Xuân để kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình “vi hành” quán cà phê để xem xét việc các công chức trong tỉnh bổ nhiệm sở trong giờ làm để đi cà phê. Gần đây nhất là “khuyến cáo” của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “Giám đốc Công an Hà Nội hãy mặc thường phục kiểm tra thực tế”, và là tin “Chủ tịch Hà Nội bất ngời “vi hành” các bến xe… Liệu có nên cổ xúy, khuyến khích những chuyến “vi hành” đó?

“Vi hành” xưa và nay

Vi hành vốn là từ chỉ việc vào thời xưa, một lãnh đạo( thường là vua chúa) cải trang để không ai nhận ra, đến một địa phương nào đó, bí mật giám sát tình hình, tìm hiểu cuốc sống của người dân, biết được cách hành xử của quan lại để mà “bình”, “trị”. Đấy chính là cách hiểu gốc của từ “vi hành”. Thế nhưng, đó là vào thời xưa.

Vi hành kiểu trống rong cờ mở ầm ĩ.

Bởi lúc đó, mô hình nhà nước tổ chức theo hình thức “quân chủ trung ương tập quyền”, theo đó, mọi quyền hành của nhà nước đều nằm trong tay vua. Vua là “thiên tử”, là con trời, vua sẻ chia quyền lực của mình cho các quan lại dưới quyền, tôn xưng họ thành cha mẹ của dân (dân chi phụ mẫu)… để cai quản quốc gia, thiên hạ.

Một lý do không kém phần quan trọng, là thời ấy điều kiện giao thông kém, phương tiện thông tin lạc hậu, tình trạng quan liêu, lạm quyền nhan nhản. Giả dụ người dân có nỗi oan muốn nói thì cũng khó như “lên tận trời xanh”, nên những vị vua chúa thường làm những chuyến vi hành ra ngoài cung cấm để nghe nổi oan của dân, và những bậc vua chúa ấy thường được ca ngợi là minh quân, biết lắng nghe tiếng nói của dân.

Nhưng chúng ta đang sống trong thế kỷ 21, lúc mà Nhà nước đã thừa nhận và tuyên bố trong Hiến pháp 1992, rằng Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Chúng ta có đủ các cơ quan, các bộ ngành, từ trung ương đến địa phương, hàng chục ngàn công chức với nhiệm vụ thừa hành quyền lực nhà nước để quản lý xã hội.
Hơn nữa, đây là thời đại công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, phương tiện và công cụ truyền tin nhanh chóng, mọi tiện ích xã hội dường như đến từ một cú điện thoại, một bức thư điện tử thì việc “vi hành” liệu có phù hợp?

Nếu những chuyến đi đó với mục đích là đi kiểm tra, thị sát, nắm tình hình thực tế, từ đó đề ra những quyết sách, chủ trương để giải quyết tận gốc rễ vấn đề thì đó là việc làm hoàn toàn xác đáng. Nhưng những chuyến “vi hành” như thế được loan đi với nghĩa như hành động cần nhân rộng, hay để làm tấm gương kiểu mẫu cho các địa phương khác học tập và làm theo là rất đáng bàn.

“Vi hành” nói lên điều gì?

Thực tế ở hầu hết các cơ quan, các nhân viên công cụ vẫn làm việc thiếu hiệu quả; nhiều luật lệ, quy định vẫn được áp dụng một cách hình thức, đối phó. Hà Nội, TP.HCM vẫn đầy những xe dù lạng lách, chèn ép khách, đậu đỗ bừa bãi; cả nước vẫn có ngàn cái chợ bán thực phẩm không rõ nguồn gốc, có chứa độc tố gây hại; hàng ngàn bệnh viện vẫn có “nạn phong bì”, “ăn bớt vaccin”…

Hàng ngàn bệnh viện vẫn có “nạn phong bì”.

“Vi hành vẫn ngày ngày tiếp diễn trong bối cảnh này, phản ánh thực trạng: các cơ quan công vụ của Nhà nước ở ta chưa thực hiện tròn chức trách của mình, vẫn chưa làm việc hết trách nhiệm, tình trạng lạm quyền vẫn còn diễn ra”… Tức thực trạng xã hội rất đáng báo động.

Nhưng liệu “vi hành” có làm kết quả hoạt động của các cơ quan, các công chức nhà nước tốt lên?, có làm họ xửa lý công việc có hiệu quả hơn, có làm giảm bớt tình trạng thực phẩm mất an toàn?, có làm cho nạn “mãi lộ” của cảnh sát giao thông giảm xuống, có khiến cho những vụ án sai phạm đất đai do chính quyền cấp địa phương như ở Tiên Lãng không còn tái diễn…?

Có thể đáp ngay rằng: không! Nếu có chăng, đó chỉ là kết quả tức thời, đối phó và chống chế, không phản ánh đúng thực tế.

Chưa kể, liệu các quan chức có thể “vi hành” khắp địa hạt quản lý của mình? Làm sao Chủ tịch UBND Hà Nội có thể kiểm tra hết hàng chục bến xe ở Hà Nội? Làm sao bà Bộ trưởng Bộ Y tế có thể khiến thực phẩm các chợ trên cả nước đều sạch như chợ Đồng Xuân ngày bà đi kiểm tra?

Mà giả dụ, có thời gian kiểm tra hết, thì kết quả cũng không hoàn toàn xác tín. “Vi hành” càng làm cho tình trạng gian dối, cách làm “kiểu mẫu” giả giá tăng thêm.
Cái quan trọng của một mô hình chính quyền của nhà nước pháp quyền là cần dùng các mối quan hệ xã hội để ràng buộc, chi phối hành vi xã hội; cần sử dụng các công cụ, thực thi nghiêm minh các quy định được trao đã hiến định rõ ràng trong Hiến pháp, cụ thể trong các điều luật. Có như thế mới tạo nên xã hội thượng tôn pháp luật. Đấy mới chính là điều cốt lõi của một nhà nước pháp quyền hiện đại.

ĐVT (TBKTSG)

  •  8077
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…