DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vì đâu tổ ấm gia đình lại là nơi gây án ?

Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ án mạng thương tâm mà thủ phạm không ai khác chính là người thân trong gia đình. Từ những vụ án vợ chồng sát hại lẫn nhau vì mâu thuẫn tình cảm, đến những thảm án thương tâm như con sát hại mẹ, cha mẹ đầu độc con cái dẫn đến những cái chết đau lòng, con trai đánh bố phải nhập viện cấp cứu sau đó tắt thở vì trụy tim chỉ vì bố không cho tiền, hay vì bị mẹ chửi mắng nên con trai đánh mẹ đến chết rồi chôn xác phi tang… Trong những vụ án đó, pháp luật sẽ trừng trị những kẻ thủ ác, song xã hội không khỏi lo lắng về tình trạng đạo đức xuống cấp đến mức trầm trọng, đã khiến những tội lỗi khó hình dung vẫn có thể xảy ra ngay trước mắt.



Theo đánh giá của các chuyên gia tâm lý cũng như phân tích dưới góc nhìn của chuyên gia nghiên cứu về tội phạm, phần lớn những vụ án mạng xuất phát từ mâu thuẫn gia đình đều có tính chất bột phát, thủ phạm gây án trong trạng thái tâm lý bị kích động mạnh dẫn đến không làm chủ được hành vi của bản thân.

Còn theo các chuyên gia tâm lý, có đến 70% số vụ án mạng xảy ra do mâu thuẫn gia đình không có động cơ từ trước và đơn giản chỉ là hành động bộc phát, không kiềm chế được bản thân trong lúc nóng giận.


Phân tích của các chuyên gia cho thấy, phần lớn các vụ án mạng do mâu thuẫn vợ chồng đều bắt nguồn từ ghen tuông và nghi vợ ngoại tình, thay lòng đổi dạ, chỉ cần một lời nói, cử chỉ khó coi của vợ cũng như “đổ thêm dầu vào lửa” làm người chồng dù yêu thương vợ con đến mấy thì trong cơn giận nhất thời đã sát hại vợ.

Cộng với những năm gần đây, tình hình kinh tế suy thoái, nhiều người làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất dẫn tới bế tắc, không tìm được lối thoát cho bản thân và chọn giải pháp giải thoát đau đớn, điều này thể hiện sự ích kỷ của bản thân. Không chỉ tự đẩy mình vào ngõ cụt của cuộc sống mà hung thủ trong các vụ án đã để lại nỗi đau cũng như gánh nặng quá lớn cho người thân và xã hội khi con cái mất cha mẹ, vợ mất chồng.



Câu hỏi luôn ám ảnh các cơ quan chức năng sau mỗi vụ án mạng xảy ra là nguyên nhân do đâu, bởi hầu hết sự việc đều bắt đầu từ những va chạm, xích mích và những nguyên nhân không đáng có giữa những người thân trong gia đình, dòng tộc.

Có phải chăng cuộc sống thành thị nhiều áp lực, tiền bạc vật chất có vị trí quan trọng. Do nhu cầu vật chất và tinh thần không đáp ứng đủ cho nhau. Nhiều trường hợp vì thiếu tiền sinh hoạt, tiêu xài mà vợ chồng dẫn đến xích mích, mâu thuẫn. Cũng có trường hợp vật chất đầy đủ nhưng vợ chồng lại thiếu quan tâm, chia sẻ dẫn đến ngoại tình, mâu thuẫn xảy ra. Thiên chức làm vợ, làm chồng ngoài biết chăm lo con cái, gia đình, còn phải biết chia sẻ, động viên lẫn nhau những niềm vui nỗi buồn. Vợ chồng mà thiếu chia sẻ sẽ dẫn dến nhàm chán, ngoại tình dẫn đến mâu thuẫn, đổ vỡ.



Rồi xuất phát từ tranh chấp tài sản, đất cát, nói cách khác là xuất phát từ lòng tham, đố kỵ. Quan niệm thừa kế của đa số người dân Việt Nam không chuẩn, thiếu công bằng. Thường thì anh được ưu tiên hơn em hoặc có trường hợp ai đối xử tốt với cha thì được chia nhiều, có người không được chia; cách chia tài sản không rõ ràng, nói bằng miệng rồi thay đổi. Từ việc phân chia tài sản không đều, lòng tham con người nổi lên để đấu tranh công bằng. Người Việt vốn có tính căn ke, chi li, tiết kiệm, thấy quyền lợi bị ảnh hưởng, dù nhỏ nhưng nhất quyết không chịu thiệt, không rộng lượng nhường nhịn dẫn đến anh em bất hòa, mâu thuẫn.

Ngoài ra còn có tính xấu là khích bác. Nhiều trường hợp khi mâu thuẫn xảy ra, hàng xóm bàn tán, chén rượu vào rồi xúm lại đả kích, khích tướng người trong cuộc. Do nhận thức không đầy đủ, những lời khích động này sẽ làm tăng thêm mâu thuẫn, khó hòa giải.

Như vậy Chính quyền và đoàn thể ở địa phương có trách nhiệm xây dựng đời sống đoàn kết ở khu dân cư; khi có tiêu cực thì tổ chức hòa giải, giải quyết. Triệt tiêu tình trạng nhiều địa phương biết trong địa bàn có trường hợp bạo hành gia đình nhưng thờ ơ, chưa sâu sát vận động hòa giải. Có trường hợp vợ bị chồng đánh đập gây thương tích mới lên cơ quan chức năng trình báo, nhưng lại nhận được sự thờ ơ, cho rằng vụ việc nhỏ, chưa có hậu quả gì lớn nên không vào cuộc. Từ những việc nhỏ không được giải quyết mới dẫn đến mâu thuẫn ngày càng sâu sắc.



Thêm một tâm lý rất đáng phê phán hiện nay cho rằng chuyện vợ chồng, anh em là chuyện riêng gia đình nên không can thiệp triệt để. Do đó nhiều người trở thành nạn nhân bạo hành mà không biết kêu ai.

Nhiều vụ tranh chấp tài sản được đưa lên chính quyền địa phương, tòa án nhưng cách giải quyết rườm rà, thiếu trách nhiệm. Nhiều vụ công lý không được thực thi khiến người dân nảy sinh tâm lý không tin tưởng đưa sự việc ra chính quyền mà tự phát giải quyết mâu thuẫn. Việc chính quyền không can thiệp kịp thời vào vấn đề tranh chấp, để người dân tự phát giải quyết mâu thuẫn cũng khiến nhiều vụ án xảy ra.

Để phòng ngừa các vụ án thương tâm trên cần phải đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư, nhằm giúp họ thực sự hiểu biết pháp luật, quyền và nghĩa vụ khi tham gia các quan hệ xã hội nhất định, quyền và nghĩa vụ pháp lý trong đấu tranh với cái ác trong xã hội.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác hòa giải tại cơ sở bởi công tác hòa giải có vai trò quan trọng trong phòng ngừa tội phạm, mọi mâu thuẫn, xích mích nhỏ nếu được phát hiện kịp thời và được hòa giải sẽ góp phần ngăn chặn ngay hành vi phạm tội.

  •  5163
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…