DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Về việc thay đổi tên người đại diện trong hợp đồng

Xin kính chào các Luật sư và cộng đồng dân Luật,

Hiện tại em đang làm pháp chế doanh nghiệp và có 1 vụ việc pháp lý đang đi vào bế tắc. Vì vậy em đăng lên đây mong các Luật sư và anh em cộng đồng dân Luật có thể nghiên cứu và mong các anh chị trợ giúp tư vấn giúp em tình huống này:

- Công ty A là một công ty cổ phần kinh doanh dịch vụ cầm đồ có trụ sở chính tại Hà Nội ( Dịch vụ có điều kiện)

- Công ty B là một công ty tnhh kinh doanh dịch vụ cầm đồ có trụ sở chính tại xyz, Phú Thọ.

- Do có mối quan hệ thân thiết giữa 2 chủ doanh nghiệp, công ty A quyết định mở chi nhánh kinh doanh dịch vụ cầm đồ tại Phú thọ và đặt trụ sở chính tại ngay xyz, đại diện theo Pháp luật là ông Nguyễn Văn N (ông N) làm giám đốc chi nhánh. Công ty hoạt động trong lĩnh vực cho vay cầm đồ (hình thức cầm cố và thế chấp)
- Thời gian đầu công ty có gửi cả vốn và lãi xuống cho chi nhánh Phú Thọ là 10 tỷ. Tuy nhiên sau một thời gian kinh doanh thì cả vốn lẫn lãi còn 4 tỷ đồng
- Sau điều tra, công ty biết được rằng Ông N đã giả mạo giấy tờ, hồ sơ để làm thủ tục vay làm thất thoát tài sản của công ty. ÔNg N đã ký vào biên bản xác nhận dư nợ và các biên bản khác liên quan đến việc thừa nhận hành vi của mình. 
- HIện tại công ty muốn làm hồ sơ khởi kiện lên cơ quan có thẩm quyền nhằm tố cáo hành vi của ông N và yêu cầu bồi thường.


- Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các hợp đồng cầm cố cho vay, do thời điểm ban đầu mới thành lập và mối quan hệ thân thiết giữa hai chủ doanh nghiệp, cùng với nhận thức của chủ cửa hàng không quá hiểu biết về pháp luật nên trong những hợp đồng cầm cố tài sản với khách hàng để cho vay, chủ thể ký hợp đồng  là Công ty B và khách hàng nhưng người đại diện cho công ty B ký hợp đồng lại là ông N (giám đốc chi nhánh phú thọ của công ty A) mặc dù tất cả vốn đều là do công ty A bỏ ra. Ngoài ra sau khi quá hạn vay, thường các hợp đồng sẽ có phụ lục gia hạn hợp đồng vay để khách hàng có thể lấy lại được tài sản của mình, phụ lục này lại do công ty A ký với khách và đại diện vẫn là ông N. (Mặc dù các hợp đồng này trên thực tế là thật và đều đã thanh lý hết)

Chính vì lý do trên nên bản thân chủ thể ký trong hợp đồng hiện tại đang sai. Bây giờ có cách nào để hợp lý hóa các kiểu hợp đồng trên để có thể đẩy hồ sơ kiện ông N làm thất thoát tài sản vì đây là bằng chứng quan trọng chứng minh điều đó (về số tiền)

Sự việc xảy ra vào năm 2015 nên áp dụng BLDS 2005 ạ.

Em kinh mong các luật sư, các anh chị cộng đồng Dân Luật Giúp đỡ ạ.
Em xin cảm ơn!.

  •  1009
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…