dhnhan95ulaw viết:
ntdieu viết:
_ Tại sao cùng 1 đối tượng xử lí mà thời hạn và thời hiệu lại khác nhau (24 tháng và 2 tháng)
=> khác nhau vì khi CBCC vi phạm thì chưa chắc đã bị phát hiện, cho nên thời hiệu cần phải dài (24 tháng), còn thời hiệu phải đặt ngắn vì khi đã biết rồi thì phải xử lý kỷ luật chứ không thể "ngâm" lâu được.
_Ở thời hiệu thì ghi là người có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản xem xét việc xử lí kỉ luật, còn ở thời hạn thì ghi là ra quyết định xử lí kỉ luật? Hai cái này khác nhau thế nào? => cái thứ nhất chưa phải là kỷ luật, còn cái thứ hai đích thực là kỷ luật
_ Trong quy định thì khi hết thời hiệu xử lí kỉ luật thì CB, CC, VC sẽ không bị xử lí nữa, vậy còn khi hết thời hạn thì sẽ như thế nào?
=> cũng vậy.
Nói cho rõ hơn, theo ví dụ của Xmen
01/01/2012 bạn có hành vi đánh bạc, đến 30/12/2013 cơ quan mới phát hiện ra hành vi này.
=> sếp phải ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật trước ngày 02/01/2014.
Nếu sếp kịp ra thông báo trên thì sếp sẽ có 2 tháng để ra quyết định xử lý kỷ luật (cách chức, không được tăng lương, ...), nếu trong vòng 2 tháng đó mà sếp quên không ra văn bản kỷ luật thì coi như hành vi đánh bạc của bạn được bỏ qua.
vậy là thời hiệu để ra quyết định xem xét, còn thời hạn là để ra quyết định xử lí. Cảm ơn Smod, em hiểu rồi ạ.
Có 1 tình huống như thế này:
Ông A làm việc cho trung tâm Z thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh K. Ngày 30/8/2013 ông B bị yêu cầu đi công tác ở vùng sâu vùng xa nhưng ông từ chối, trong khi từ ngày 31/8/2013 đến ngày 2/9 thì ông về Hà Nội nghỉ lễ và thăm vợ con. Giám đốc trung tâm không đồng ý nhưng ông B vẫn quyết định dừng chuyến công tác về HN. Ngày 5/9/2013 Giám đốc trung tâm yêu cầu ông B viết bản tự kiểm điểm, triệu tập Hội đồng kỉ luật xem xét hình thức kỉ luật với ông B.
Vậy trong tình huống trên có phải thời hiệu đươc tính từ ngày 30/8 (tức là ngày ông này vi phạm), còn thời hạn thì tính từ ngày 6/9 (tức 1 ngày sau khi có quyết định xem xét) phải không ạ?
Còn 1 vấn đề nữa là nếu trong luật ghi là 24 tháng như vậy thì mình sẽ tính theo BLDS là 1 tháng gồm 30 ngày hay chỉ tính là ngày tương ứng của tháng tương ứng của năm tiếp theo ạ?
Chào bạn,
Với câu trả lời rõ ràng, chi tiết của bạn @ntdieu thì bạn đã có thể áp dụng cho các trường hợp cụ thể rồi.
Còn về thắc mắc thứ 2 của bạn thì căn cứ vào Bộ luât dân sự sẽ giải quyết được. Cụ thể như sau:
Điều 151. Quy định về thời hạn, thời điểm tính thời hạn
1. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về thời hạn là một năm, nửa năm, một tháng, nửa tháng, một tuần, một ngày, một giờ, một phút mà khoảng thời gian diễn ra không liền nhau thì thời hạn đó được tính như sau:
a) Một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày;
b) Nửa năm là sáu tháng;
c) Một tháng là ba mươi ngày;
d) Nửa tháng là mười lăm ngày;
đ) Một tuần là bảy ngày;
e) Một ngày là hai mươi tư giờ;
g) Một giờ là sáu mươi phút;
h) Một phút là sáu mươi giây.
2. Trong trường hợp các bên thoả thuận về thời điểm đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng thì thời điểm đó được quy định như sau:
a) Đầu tháng là ngày đầu tiên của tháng;
b) Giữa tháng là ngày thứ mười lăm của tháng;
c) Cuối tháng là ngày cuối cùng của tháng.
3. Trong trường hợp các bên thoả thuận về thời điểm đầu năm, giữa năm, cuối năm thì thời điểm đó được quy định như sau:
a) Đầu năm là ngày đầu tiên của tháng một;
b) Giữa năm là ngày cuối cùng của tháng sáu;
c) Cuối năm là ngày cuối cùng của tháng mười hai.
Điều 152. Thời điểm bắt đầu thời hạn
1. Khi thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định.
2. Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày được xác định.
3. Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày xảy ra sự kiện đó.
Điều 153. Kết thúc thời hạn
1. Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn.
2. Khi thời hạn tính bằng tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn.
3. Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó.
4. Khi thời hạn tính bằng năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày, tháng tương ứng của năm cuối cùng của thời hạn.
5. Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó.
6. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó.
--> nếu thời hạn có không liên tục thì áp dụng điều 151. Nếu thời hạn liên tục thì áp dụng điều 152, 153 --> trong trường hợp của bạn sẽ áp dụng điều 152, 153 (tính theo ngày tương ứng của tháng)
Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.
Email: luatsutrantrongqui@gmail.com