DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Về lỗi ngụy biện "viện dẫn thẩm quyền"

Nhắc lại thời đi học một chút, thường thì khi tranh luận về bài tập các học sinh thường nói : "Thầy X nói thế này etc..." để dễ thắng thế khi tranh luận không đạt được kết quả.

Nhưng không ít trường hợp thầy X sai và học sinh lại đúng. Có thể thấy, lối suy diễn này xuất phát từ một tư duy sai lầm. Trong các công trình nghiên cứu về logic và ngụy biện, lỗi này được gọi là "lợi dụng quyền lực" hay "viện dẫn thẩm quyền" ( Appeal to Authority).

Bản chất của kiểu ngụy biện này là viện dẫn khẳng định của người có uy tín để bác bỏ những lập luận ngược lại. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, việc anh là thầy giáo không luôn luôn đồng nghĩa với việc anh giỏi hơn học sinh. Tương tự, nhà hóa học luôn phát biểu đúng về hóa học, nhà toán học luôn tính toán đúng, nhà luật học không thể nói sai về luật.

 

Trở lại các vấn đề lập pháp của Việt Nam, ta thấy một số vấn đề sau:

Về dự thảo sửa đổi hiến pháp.

Điều 70 (sửa đổi, bổ sung Điều 45) của bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp viết: “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân...”.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc nói rằng “ Quân đội phải trung với nước, hiếu với dân”.

Nhưng thay vì bảo vệ lập luận của mình, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh lại viện dẫn lời chủ tịch Hồ Chí Minh và cho rằng điều này đi ngược lại với tư tưởng Hồ Chí Minh.

"Trước đây Hồ Chủ tịch chỉ nói quân đội phải trung với nước, hiếu với dân."

Đây cũng là cách lập luận của một số cán bộ lão thành và không ít người về vấn đề này. Ở đây không thể hiện tán thành hay phản đối lập quan điểm của thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, chỉ là chỉ  ra lỗi “viện dẫn thẩm quyền” đã được ông Vĩnh sử dụng để bảo vệ quan điểm cá nhân.

Trở lại vụ Đoàn Văn Vươn.

Nhiều người trong chúng ta muốn bảo vệ ông Đoàn Văn Vươn nên đã tìm cách chỉ ra rằng ông không sai khi nổ súng. Nhưng để bảo vệ quan điểm đó, người ta phải sử dụng ngụy biện “ viện dẫn thẩm quyền” lần nữa. Một khi cho rằng ông Vươn không sai khi nổ súng do thủ tướng đã có kết luận như vậy thì đã nhờ cậy vào uy tín quyền lực của thủ tướng để phản bác các ý kiến ngược lại.

Tuy nhiên, thẩm quyền luận tội thực chất thuộc về nhánh tư pháp, cụ thể là tòa án, còn thủ tướng là người đứng cầu cơ quan hành pháp.

Không những chỉ 2 trường hợp trên mà mình còn thấy người ta sử dụng rất nhiều lỗi ngụy biện này trong các cuộc tranh luận. Vì sao như vậy? Chỉ có thể kết luận rằng, do lý lẽ, lập luận, logic- tức là những thứ đại diện cho cái đúng không được tôn trọng. Vì nhiều người không tôn trọng lý lẽ, logic, lập luận nên người đưa ra quan điểm phải sử dụng thuật ngụy biện (cái sai) viện dẫn người có uy tín cao để bảo vệ cái họ cho là đúng.

Sở dĩ như vậy là vì con người sẽ “đè bẹp” lý lẽ của người khác nếu ở tư thế quyền lực cao hơn. Cậy quyền lực tạo sức mạnh chính xác là từ “bá đạo” mà các bạn trẻ hay dùng, ngược lại với bá đạo là “vương đạo”.

Từ vương đạo này cũng gần gần với cái xã hội pháp quyền mà DanLuat đang muốn thụ hưởng trong tương lai gần, không biết gần là còn bao nhiêu km nữa.hehe

 


Lợi dụng quyền lực (Appeal to Authority). Đây là loại ngụy biện dùng những nhân vật nổi tiếng hay được nhiều người ái mộ để tìm sự ủng hộ cho luận điểm của mình. Chẳng hạn như “Isaac Newton là một thiên tài, và ông tin vào Thượng đế,” làm như ông Newton là người có thẩm quyền để chúng ta tin vào Thượng đế. Thẩm quyền không thuyết phục được ai; chỉ có sự thật, lí lẽ và logic mới quan trọng và có khả năng thuyết phục.

 

  •  12855
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…