DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

VBQPPL CÓ "CHỎI" NHAU KHÔNG ?

Khoản 1 Điều 342 BLDS 2005 qui định "thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc quyền sỡ hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) ..." theo qui định này thì có 2 cách hiểu : một là phải có nghĩa vụ dân sự rồi thì mới thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đó và hai là do Luật không nói rõ nên muốn bảo đảm cho nghĩa vụ dân sự có trước, có sau hay cùng thời điểm với thế chấp đều được.

Khoản 3 và 4 Điều 406 BLDS 2005 qui định về hợp đồng chính và hợp đồng phụ, theo đó về hiệu lực thì hợp đồng phụ phải phụ thuộc vào hợp đồng chính còn hợp đồng chính không phụ thuộc vào hợp đồng phụ. Điều 343 qui định : "việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính..", như vậy từ điều 406 và 343 BLDS 2005 ta suy ra BLDS 2005 qui định  Hợp đồng thế chấp là hợp đồng phụ, nó có đồng thời (nếu ghi trong Hợp đồng chính) hoặc sau khi đã có Hợp đồng chính (lập thành Văn bản riêng), tức thế chấp có đồng thời hoặc sau khi đã có nghĩa vụ dân sự phát sinh từ Hợp đồng chính.

Thế nhưng, khoản 5 và khoản 6 điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ-CP lại qui định : "5. Nghĩa vụ được bảo đảm là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ dân sự, có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện mà việc thực hiện nghĩa vụ đó được bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm. 6. Nghĩa vụ trong tương lai là nghĩa vụ dân sự mà giao dịch dân sự làm phát sinh nghĩa vụ đó được xác lập sau khi giao dịch bảo đảm được giao kết.", như vậy theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì "được" thế chấp để bảo đảm cho việc thực hiện "nghĩa vụ trong tương lai", nói cho dễ hiểu, theo tinh thần của Nghị định này thì một người  "được" thế chấp tài sản của mình vào năm 2016 để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của "ai đó" vào năm 2020 chẳng hạn !

Theo các bạn thì  NĐ 163 có "chỏi" với BLDS 2005 về thế chấp không ? Nếu có thì hậu quả như thế nào ?

  •  3072
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…