DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vay tín chấp cần lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo quyền lợi

Vay tín chấp cần lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo quyền lợi

>>> Như thế nào là cho vay nặng lãi, mức xử phạt ra sao?

Hôm nay trên đường đi làm thì có một bạn sinh viên dúi vào tay mình cái tờ rơi này, quảng cáo về việc cho vay tín chấp. Nay hơi rảnh nên cầm máy tính ra tính thử lãi suất thật nó là bao nhiêu.

Cụ thể như phần mình khoanh màu ở đầu tiên. Với số tiền vay là 10 triệu, thời hạn trả là 12 tháng. Cụ thể thì với phần tiền gốc 10 triệu thì người vay phải trả cho chủ nợ 1.037.000 x 12 = 12.444.000 VNĐ. Nếu tính ra lãi suất thì người vay phải chịu mức lãi suất là 24.44%/năm. Tương tự với cách tính như vậy ta có thể dễ dàng nhận ra, nếu như thời hạn góp càng dài thì mức lãi suất sẽ càng cao.

Khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định mức lãi suất tối đa là 20%/năm trừ trường hợp có quy định khác. Ở đây, “thỏa thuận” vay với mức lãi suất 24.44% rõ ràng đã vi phạm quy định của Bộ luật dân sự hiện hành.

Ngoài ra, hoạt động cho vay cỏa TCTD theo quy định của Luật các TCTD thì được tự do thỏa thuận mức lãi suất, tuy nhiên vẫn phải trong khuôn khổ các quy định pháp luật hiện hành. Theo đó, liên quan về vấn đề này tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư 38/2016/TT-NHNN có quy định:

Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn

 

Hướng dẫn khoản 2 Điều 13 này, tại Quyết định 1425/QĐ-NHNN có quy định như sau:

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ Tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 6,5%/năm.

2. Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 7,5%/năm.

Như vậy, có thể thấy pháp luật hiện hành không có quy định nào cho phép mức thỏa thuận lãi suất lên đến 24.44% như trong trường hợp này.

 

Ai là người chịu thiệt?

Thoạt nhìn có vẻ người vay là người chịu thiệt vì phải chịu mức lãi suất cao hơn mức tối đa luật quy định. Và điều đó đúng nếu như 02 bên không có tranh chấp gì trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Nhưng nếu xảy ra tranh chấp, 02 bên đưa nhau ra Tòa giải quyết về mức lãi vay quá cao (khi người vay phát hiện ra). Thì phần lãi suất vượt mức trần sẽ không được tính vào mức lãi thực tế mà người vay sẽ trả. Đọc đến đây, nhiều người sẽ nghĩ rằng “đúng luật mà làm thì có gì đâu mà thiệt”. Nhưng thử xét vào thực tế có thể thấy nguời cho vay sẽ chịu rất nhiều thiệt thòi nếu như tranh chấp xảy ra.

Về bản chất đây là một thỏa thuận vay tín chấp, không có tài sản thế chấp, rủi ro của bên cho vay là rất cao. Khi người vay tiền tìm đến người cho vay trong trường hợp này, điều đó có thể thấy là họ đã đồng ý với mức lãi suất đó, họ chấp nhận mức lãi suất cao vì lúc đó họ cần tiền để giải quyết công việc cá nhân của mình. Tuy nhiên khi tranh chấp xảy ra và phải đưa ra pháp luật giải quyết thì phần lãi cao hơn mức trần sẽ không được tính. Như vậy, người đi vay vừa có tiền giải quyết công việc của mình, vừa không phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ trước đó mà trên tinh thần họ đã đồng ý, chấp nhận và thỏa thuận với người cho vay. Vậy lúc này phần thiệt thuộc về ai thì cần phải xem xét kỹ :D

Tuy nhiên, trong thực tế mọi việc chưa hẳn đã được diễn ra đúng như những gì pháp luật đã quy định. Về phần lãi suất, trái luật định là điều đương nhiên rồi. Rồi có một thực tế nữa là những người vay tiền trên có kiện ra Tòa được hay không là một vấn đề hoàn tooàn khác. Kiện được hay không ở đây không phải là về mặt thủ tục pháp lý, mà tính theo “điều kiện thực tế”. Ai cũng hiểu những “tổ chức tín dụng” cho vay lãi suất cao vượt trần như thế này thì kèm theo đó là những dịch vụ “đòi nợ” không được “nhã nhặn” “ôn hòa” cho lắm. Cho nên thực tế thì khó có ai mà dám đi kiện khi đã vay tới mức lãi suất vượt trần như thế này. Suy đi suy lại, suy cho cùng người vay cũng là người thiệt.

Có đủ yếu tố cấu thành tội hình sự hay không?

Theo Điều 201 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì để cấu thành tội cho vay nặng lãi thì mức lãi suất phải gấp 05 lần lãi suất trần theo quy định BLDS, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án tội này mà chưa xóa án tích mà tái phạm.

Như vậy, với mức lãi suất 24.44% thì chưa đủ để cấu thành tội cho vay nặng lãi nếu người cho vay chưa bị xử phạt hành chính hoặc chưa bị kết án lần nào cũng với hành vi này.

 

 

  •  6806
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…