DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vay tiền hộ, ai là người có nghĩa vụ trả nợ?

Vay tền hộ ai phải trả nợ

Vay tiền hộ - Hình minh họa

Trong quy định của Bộ Luật dân sự 2015 không quy định hình thức vay tiền hộ. Nhưng trên thực tế vẫn phát sinh những trường hợp vay tiền hộ người thân. Vậy trong trường hợp vay tiền hộ, sẽ giải quyết như thế nào khi có tranh chấp, ai là người phải trả nợ?

1. Người đứng tên ra vay tiền hộ có trách nhiệm trả nợ cho chủ nợ

Như đã đề cập ở trên, thì pháp luật không có quy định hình thức vay tiền hộ mà chỉ có hợp đồng vay tài sản giữa người đi vay và cho vay.

Theo Điều 463 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng vay tài sản:

“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Như vậy, theo quy định pháp luật, khi bạn đi vay tiền hộ người khác, bạn sẽ là người đi vay trong hợp đồng vay tài,có nghĩa vụ trả tài sản (tiền) và lãi theo cho bên cho vay. Trong trường hợp mà người nhờ bạn vay tiền hộ không có khả năng trả, hay họ không trả tiền cho bạn để bạn thanh toán nghĩa vụ nợ cho bên cho vay thì bạn vẫn nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay. Theo Điều 465 Bộ Luật dân sự 2015

2. Có thể khởi khời kiện khi bên nhờ vay hộ không trả tiền được không?

Về bản chất giữa bạn và người cho vay hộ tồn tại một thỏa thuận dân sự. Nếu bạn chứng minh được đã có thỏa thuận giữa bạn và bên nhờ vay tiền hộ về việc nhờ vay tiền hộ. Khí có căn cứ,thì bạn có thể viết đơn khởi kiện đòi lại khoản tiền vay và số lãi bạn đã phải trả cho khoản tiền vay đó (theo Điều 186 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015).

Căn cứ ở đây bao gồm: văn bản thỏa thuận, tin nhắn, gmail, người làm chứng, các tài liệu chứng minh đã có thỏa thuận trên. 

3. Các hình thức vay tiền hộ trong thực tế

- Đứng tên dùm mua trả trả góp

- Đừng tên vay tiền dùm tại ngân hàng

- Đứng tên vay tiền dùm từ một cá nhân thứ 3 khác

Cả ba trường hợp kể trên đều là hình thức đứng tên vay tiền hộ. Trong mối quan hệ vay tài sản này, người vay tiền hộ đều có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ và trả lãi cho bên cho vay. Và bên cạnh đó, cũng có một thỏa thuận cho nhờ vay hộ giữa bạn và người nhờ vay hộ.

4. Lưu ý khi đứng tên vay tiền hộ

Mặc dù biết rủi ro mất tiền khá là cao, tuy nhiên trong thực tế cũng không được nhưng trường hợp cần vay tiền hộ những người thân quan của mình. Nếu rơi vào trường hợp này bạn cần lưu ý những điều sau đây để đảm bảo ân toàn pháp lý cho bản thân:

Thứ nhất, phải xác lập căn cứ chứng minh việc đứng tên vay hộ

Điều quan trọng nhất khi bạn đứng tên vay tiền hộ người khác là xác lập thỏa về việc vay tiền hộ.

Theo điều 119 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định:

“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

Theo đó thì hình thức văn bản, lời nói, tin nhắn đều được công nhận là một hình thức giao dịch dân sự. Nhưng trong giao dịch vay tài sản như vậy, bạn nên xác lập thành văn bản, có chữ ký của hai bên, người làm chứng và được công chứng chứng thực theo quy đinh pháp luật.

Thứ hai, hướng giải quyết khi người được vay hộ mất khả năng trả nợ

- Nếu có căn cứ được việc đứng tên vay hộ: người vay tiền có thể khởi kiện bên nhờ vay hộ  Tòa án về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (quy định tại khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017) bằng những chứng cứ chứng minh việc đứng tên vay hộ.

- Trường hợp không có căn cứ về việc thỏa thuận nhờ vay hộ, người vay hộ cần phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ hợp đồng vay tài sản đã ký.

Thứ ba, có thể cân nhắc hình thức bão lãnh khi vay tiền

Rủi ro của việc vay tiền hộ rất lớn, hình thức bảo lãnh sẽ giảm thiểu rủi ro hơn vì hình thức này được quy định trong Bộ Luật dân sự 2015 tại Điều 335. Theo đó người bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa, nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.“ Bên cạnh đó, trong mối quan hệ người cho vay tiền có biết sự hiện diện của cả người được bảo lãnh và người bản lãnh. Trong hợp đồng này, người cần vay tiền chính là người đóng vai trò vay tiền trong hợp đồng vay. (Điều 342 Bộ Luật dân sự)

  •  1543
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…