DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vay tiền có dấu hiệu lừa đảo ?

Gia đình tôi có một việc cảm thấy bế tắc rất mong nhận được sự góp ý của các luật sư cũng như các vị am hiểu pháp luật và có kinh nghiệm cuộc sống.

Em tôi qua quan hệ làm ăn coi 1 đối tác như là bạn (tạm gọi là chị A). Chị A lợi dụng tình bạn để vay của em tôi một số tiền khá lớn, có ghi giấy tay. Việc vay mượn xảy ra năm 2008. Chị A vay tiền để kinh doanh, mua bán đất đai,....

Sau khi vay thì không thấy chị A trả lãi và vốn như đã thỏa thuận trong giấy vay nên mấy tháng sau em tôi bắt chị A viết lại giấy vì sợ quá thời hiệu trả tiền sẽ bị vô hiệu hóa. Giấy nợ viết lại có ghi lãi suất, trả lãi nhưng chị A dụ em tôi ghi trả gốc vào cuối năm 2011.

Công việc kinh doanh của chị A bị sụp đổ do làm ăn chụp giật, lừa đảo nên không có khả năng trả nợ cho em tôi. Tuy nhiên chị A vẫn còn để doanh nghiệp hoạt động nhưng có lẽ là cầm chừng. Em tôi vì phần lớn số tiền cho chị A vay là huy động từ người khác nên chị A không trả lãi làm cho em tôi phải vay nóng, bán đổ tháo nhà cửa và tài sản để trả cho người ta nên gia đình lục đục có nguy cơ tan vỡ hạnh phúc.

Em tôi qúa hoảng loạn liên tục kêu gọi chị A phải trả lãi để duy trì trả nợ cho bên kia. Chị A lúc đầu còn năn nỉ sau đó tỏ rõ thái độ bất hợp tác như: di chuyển chỗ ở, không nghe điện thoại, nhắn tin tục tằn như chửi nhau ở chợ, đổ thừa cho em tôi không giúp thêm vốn làm bể việc kinh doanh của bà ta và vẫn yêu cầu em tôi cho vay tiếp.

Tôi có lên tiếng phụ em tôi đòi nợ thì chị A không tiếp và nói chỉ làm việc với em tôi. Không những thế chị A còn khoe quen các thế lực lớn để đe dọa em tôi hòng trốn nợ. Em tôi có tìm đến trụ sở doanh nghiệp của chị A thì không thấy làm ăn gì mà hình nhưng chỉ để làm hình thức phục vụ cho việc lừa đảo người khác lấy tiền ăn chơi.

Nhìn cảnh em tôi và gia đình cô ấy thê thảm qúa, tôi cố nghĩ cách để giải quyết vấn đề này mà thấy thực sự bế tắc.

Tôi có những suy nghĩ như sau:

1) Nếu xử dân sự thì em tôi phải kiện ở tòa dân sự. Như vậy quá trình diễn ra rất chậm và có thể phải hao tốn mớ tiền để chạy và tạm ứng án phí mà không biết đến bao giờ mới xử. Trường hợp xử mà bên chị A thủ đoạn dẫn đến trả nợ nhỏ giọt kiểu như mỗi tháng vài triệu thì cũng coi như không.

2) Những dấu hiệu trốn nợ, xử sự của chị A cho thấy chị ta lừa đảo và rất khốn nạn. Do đó cần phải sớm tố cáo chị ta với cơ quan cảnh sát để xử tội lừa đảo mới có thể thúc đẩy chị ta lo trả nợ. Tuy nhiên cái khó là sự vụ mang tính dân sự nên phải làm sao để các cơ quan điều tra tiếp nhận hồ sơ để xử lý. Tôi thấy chỉ có cách này mới đủ mạnh đối với bọn có ý đồ lừa đảo được.

Một khó khăn nữa là em tôi thiếu am hiểu pháp luật, nhìn cô ấy có vẻ dễ tin người, dễ bị người khác lợi dụng nên xem chừng con đường đòi nợ thực sự gian nan và khó có thể thành công.

Tôi hy vọng nhận được lời khuyên chân tình của các luật sư và qúy vị để có thể giúp em tôi sớm giải quyết vấn đề thực sự bế tắc này.

Trân trọng,
Lê Mạnh 

  •  12189
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…