DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vấn đề xử lý tài sản bảo đảm cho hợp đồng tín dụng

Pháp luật Việt Nam không có định nghĩa về xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, dựa vào các quy định của pháp luật về hoạt động này, chúng ta có thể rút ra khái niệm về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng như sau: “Xử lý hoạt động bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng là cách tổ chức tín dụng chuyển tài sản bảo đảm thành tiền tệ theo thoả thuận hoặc pháp luật quy định trong trường hợp các bên không có thoả thuận để thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi khách hàng không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết trong hợp đồng tín dụng”

2.1. Điều kiện/thời điểm phát sinh:

Giao dịch bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng vốn dĩ là biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm bảo đảm cho việc thu hồi khoản tiền đã cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng. Trong trường hợp không thể thu hồi, khoản tiền này sẽ bị đưa vào nợ xấu và có thể làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức tín dụng, gây nguy hiểm đến sự an toàn và ổn định của toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng của quốc gia. Chính vì vậy, nhằm bảo vệ an toàn hệ thống, giao dịch bảo đảm được xem như công cụ pháp lý để đảm bảo khả năng thu hồi vốn của các tổ chức tín dụng. Trong trường hợp không thu hồi được khoản tiền đã cấp tín dụng thì tổ chức tín dụng sẽ xử lý tài sản bảo đảm theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật để thu hồi lại vốn.

Từ cơ sở lý luận nêu trên, quyền xử lý tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng phát sinh khi khách hàng không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ theo thoả thuận trong hợp đồng cấp tín dụng. Mặt khác, pháp luật Dân sự cũng quy định quyền xử lý tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm phát sinh theo các căn cứ sau đây:

- Đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;

- Bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ của mình dẫn đến việc phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn, nhưng vẫn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;

- Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác đã đến hạn;

- Bên bảo đảm là doanh nghiệp bị tòa án tuyên bố phá sản, bị giải thể theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Các trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.

2.2. Người xử lý tài sản bảo đảm:

Như đã phân tích, việc xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng là hoạt động của các tổ chức tín dụng nhằm mục đích thu hồi khoản tiền đã cấp tín dụng. Theo đó, khi có căn cứ làm phát sinh quyền xử lý tài sản bảo đảm thì các tổ chức tín dụng sẽ tiến hành các biện pháp xử lý theo thoả thuận trong hợp đồng hoặc quy định của pháp luật. Như vậy, chủ thể có quyền thực hiện các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm là bên nhận bảo đảm mà cụ thể là các tổ chức tín dụng.

Theo quy định của pháp luật Dân sự, người xử lý tài sản bảo đảm là bên nhận bảo đảm hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền, trừ trường hợp các bên tham gia giao dịch bảo đảm có thoả thuận bên bảo đảm thực hiện việc xử lý.

2.3. Phương thức xử lý tài sản bảo đảm:

Pháp luật hiện hành quy định hai phương thức xử lý tài sản bảo đảm là theo thoả thuận của các bên và theo quy định của pháp luật, cụ thể là phương thức bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ

Phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thoả thuận bao gồm:

- Bán tài sản bảo đảm;

- Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;

 - Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trongtrường hợp thế chấp quyền đòi nợ;

- Phương thức khác do các bên thoả thuận

  •  2316
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…