DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trà sữa nhà làm

Trà sữa là thức uống yêu thích của giới trẻ hiện nay, vì thế nhiều người đổ xô đi bán trà sữa. Nhiều nơi vì lợi nhuận, kinh doanh những loại trà sữa kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Trong thời gian qua, không ít thông tin phản ánh trà sữa chứa nhiều chất hóa học ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, các thông tin này không làm trà sữa “giảm nhiệt”, vẫn tấp nập người mua.

Trà sữa không rõ nguồn gốc khắp nơi

Đa số các loại thạch, trân châu được bỏ sẵn trong các chai, lọ, khi người khác gọi chỉ cần bỏ những hạt này vào ly trà sữa và mang ra cho người mua. Với giá rất rẻ khoảng, một số nơi dùng các loại thạch, trân châu đầy đủ màu sắc, không rõ nguồn gốc cho vào ly trà sữa và có một số tự xưng là “trà sữa nhà làm”, “trà sữa Đài Loan” nhưng thực chất những loại hạt này hoàn toàn chưa rõ nguồn gốc và chưa được kiểm định chất lượng.

Ngoài những loại hạt trân châu, thạch không rõ nguồn gốc chất lượng, một số nơi còn dùng bột hóa chất để pha thành trà sữa. Chỉ cần mua loại bột này với giá chỉ vài chục ngàn thì pha được vô số ly trà sữa. Với phương thức này người bán có thể thu được khoảng lợi nhuận “kinh khủng”.

Cụ thể, chỉ tốn khoảng 30.000 – 40.000 đồng/kg bột trà sữa có đủ các hương vị, 15.000 – 17.000 đồng/gói trân châu đã có thể làm ra khoảng 20 ly trà sữa. Tiếp đó, ống hút, ly nhựa, màng bọc miệng ly được bán theo lô với giá rất rẻ ở các chợ đầu mối. Các loại máy dập màng ly, máy lắc trà sữa... đều được rao bán rầm rộ với giá từ 150.000 ngàn đến 1 triệu đồng/máy.

Như vậy, ước tính giá gốc của mỗi ly trà sữa trân châu không thể vượt quá 3.000 đồng/ly. Trong khi đó, vào thời điểm hưng thịnh nhất, trà sữa trân châu được bán với giá phổ biến từ 8.000 – 12.000 đồng/ly tùy kích cỡ. Người bán có thể thu lời gấp đôi, thậm chí gấp ba từ mỗi ly trà sữa đơn giản này. 

Nghe “nhà làm” càng thu hút khách

Hiện nay, hàng loạt quán trà sữa mọc thêm bảng hiệu “trà sữa nhà làm”, “trà sữa nhà làm, nói không hóa chất”, “trà sữa nhà làm mẹ tôi” … Lời quảng cáo này hóa ra càng khiến khách hàng tin tưởng, còn cửa hàng kinh doanh thì hốt bạc.

Vấn đề đặt ra là những thứ như nước trà sữa được pha từ trà và sữa, còn riêng thạch phô mai, rau câu, hạt trân châu… đều tự chế biến nhưng tất cả đều có màu xanh, đỏ, tím, vàng… trông không hề tự nhiên. Trà sữa làm tại nhà nhưng quan trọng là nguyên liệu để chế biến gồm trà, đường, sữa, màu… được mua từ đâu, có rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ hay không?

Chẳng hạn, để làm ra thạch phô mai, hạt rau câu để bỏ vào trà sữa cần phải có đường, màu (xanh, đỏ, tím, vàng), cà phê, bột béo… vậy đường đó là đường gì? Màu từ thiên nhiên rau, củ, quả hay ống màu mua ở chợ? Nếu quả thật màu từ thiên nhiên sẽ bán không lời, còn màu ở chợ thì thạch rau câu đó đầy rẫy nguy cơ. Vì vậy, nguyên liệu chế biến trà sữa rất quan trọng, nếu không rõ nguồn gốc thì rất ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Nếu dùng thường xuyên các phẩm màu, hương liệu thời gian tích tụ lâu dài sẽ gây tổn thương chức năng gan, thận; thậm chí là suy gan, thận ở những cơ địa trẻ có đề kháng yếu.

Quy định xử lý những nơi kinh doanh trà sữa kém chất lượng

Căn cứ vào khoản 1, Điều 6 Luật an toàn thực phẩm quy định: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

Việc kinh doanh trà sữa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng chưa đến mức bị xử lý hình sự thì bị “xử phạt hành chính” theo quy định tại Nghị định 178/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không có giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định để sản xuất, chế biến thực phẩm thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị buộc tiêu hủy tang vật vi phạm. Ngoài ra, người vi phạm còn phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng nếu người này bị thiệt hại do sử dụng trà sữa kém chất lượng gây ra.

 

  •  28959
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…