DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vấn đề về không tố giác tội phạm

Trong quá trình nghiên cứu BLHS 2015, vấn đề "không tố giác tội phạm" quy định tại điều 19 BLHS 2015 và khoản 5 điều 1 luật sửa đổi, bổ sung 2017. Mong mọi người có kiến thức về vấn đề này xin hỗ trợ giúp.

"1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.

2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng."

Vậy: theo như phân tích, tại khoản 1 điều 19 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017: bất kỳ người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã thực hiện mà không tố giác, mà những tội này phải được quy định tại điều 389 thì sẽ phải chịu TNHS về tội không tố giác được quy định tại điều 390 BLHS (từ điều 390 dẫn chiếu các tội tại điều 389)

Phân tích tại khoản 2 điều 19: Nếu người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

"tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: bao gồm tất cả các tội được quy định trong phần các tội phạm từ chương XIII trở đi, không loại trừ như BLHS 1999.

Nhưng, nếu trong trường hợp: B (20t, đầy đủ NLHVDS, NLTNHS) phạm tội tại khoản 2 điều 123 BLHS 2015, bị tòa tuyên phạt 12 năm tù, thì theo điểm c khoản 1 điều 9 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 - là tội phạm rất nghiêm trọng. A là mẹ ruột của B, nhưng vì thương con nên không tố giác hành vi phạm tội của con.

Vậy trong trường hợp này, phải áp dụng khoản 1 hay khoản 2 điều 19 đối với A? Nếu áp dụng khoản 1: tại khoản 1 điều 390, điểm b khoản 1 điều 389 có quy định về tội giết người (điều 123 BLHS) nhưng không nói rõ khoản nào, điểm nào? Vì vậy có căn cứ áp dụng khoản 1 điều 19 đối với A vì đã không tố giác hành vi phạm tội của B. Nếu áp dụng khoản 2: khoản 2 điều 123 có mức án tối đa là 15 năm, tòa tuyên 12 năm nên căn cứ điểm c khoản 1 điều 9 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 chỉ là tội rất nghiêm trọng, không phải tội đặc biệt nghiêm trọng. Mà tội phạm là con ruột của người không tố giác. Vậy cũng có căn cứ áp dụng khoản 2 điều 19.

Từ 2 phân tích trên, có sự mâu thuẫn trong trường hợp này, nếu áp dụng khoản 1 thì A phải chịu TNHS về tội không tố giác (vì không quy định người không tố giác là người nào). Còn nếu áp dụng khoản 2 thì A không phải chịu TNHS về tội không tố giác vì nó không thỏa các điều kiện và có quy định rõ ràng người không tố giác.

  •  4514
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…