DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vấn đề pháp lý khi thành lập mới doanh nghiệp

Những vấn đề mà doanh nghiệp mới thành lập thường hay gặp phải:

Xác định số lượng người/tổ chức góp vốn thành lập doanh nghiệp, từ đó lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Lưu ý: Người góp vốn không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Điều 18, Luật Doanh nghiệp 2014.

Xác định được lĩnh vực kinh doanh mà mình muốn kinh doanh và trong khả năng của mình, tìm hiểu để tránh được những ngành nghề kinh doanh bị cấm theo quy định của pháp luật.

Vốn điều lệ: Tuy rằng phần lớn các ngành nghề kinh doanh không yêu cầu mức vốn cụ thể, nhưng cũng có một số ngành nghề yêu cầu các doanh nghiệp phải có một mức vốn cụ thể, như Kinh doanh bất động sản (20 tỷ), Bán hàng đa cấp (10 tỷ), Bảo vệ (2 tỷ), Chuyển phát nhanh (2 tỷ hoặc 5 tỷ)… Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng mức vốn điều lệ sẽ quyết định mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm.

Lựa chọn tên doanh nghiệp: tên tiếng việt, tên tiếng anh và tên viết tắt. Lưu ý: Quý khách hàng nên lựa chọn tên một cách cẩn thận, tránh bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác, nếu không tên mà khách hàng lựa chọn sẽ bị từ chối đăng ký.

Trụ sở: Trụ sở Doanh nghiệp không được đặt tại các địa điểm không có chức năng kinh doanh, ví dụ như khu chung cư được xây dựng với mục đích để ở…

Đại diện theo pháp luật: Có thể là người góp vốn hoặc là cá nhân khác mà các cá nhân/ tổ chức góp vốn thống nhất thuê. Theo Luật Doanh nghiệp 2014 thì công ty TNHH và Công ty CP có thể có 01 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.

  •  3102
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…