DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

VẤN ĐỀ PHẢI GHI NHỚ TRONG VIỆC GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY (QUA MỘT VỤ VIỆC THỰC TẾ)

Vụ việc thực tế và bài học cho các nhà đầu tư!

năm 2010, anh Dũng từng là kỹ sư lâu năm trong một nhà máy sản xuất đồ nhựa. Sau một thời gian tìm hiểu thị trường, anh Dũng muốn thành lập một công ty TNHH với chức năng là sản xuất và mua bán đồ nhựa. Các anh Hải, Hồng, tiến là ba người bạn học cùng từ thời phổ thông với anh Dũng, đã rất ủng hộ dự án này. Anh Hải vốn là chủ nhân của một công ty TNHH khác, anh Hồng là chủ một doanh nghiệp tư nhân còn anh Tiến đang là nhân viên hợp đồng của Sở xây dựng thành phố Hà Nội. Bốn anh đã nhờ tư vấn về việc thành lập công ty tên là Minh Quang với mức góp vốn như sau:

Anh Dũng góp 800 triệu đồng bằng tiền mặt, chiếm 16% vốn điều lệ của công ty.

Anh Hải góp vốn bằng giấy nhận nợ của công ty Phú Hưng (một đối tác tiềm năng mà các bên dự định sẽ là bạn hàng chủ yếu của Minh Quang, đồng thời anh Hải có mối quan hệ rất chặt chẽ) tổng số tiền trong giấy nhận nợ là 1,3 tỷ đồng, được các bên nhất trí định giá là 1,2 tỷ đồng (chiếm 24% vốn điều lệ công ty)

Anh Hồng góp vốn bằng ngôi nhà của mình. Mặc dù giá trị hiện tại của ngôi nhà chỉ là 700 triệu nhưng các bên thống nhất định giá là 1,5 tỷ đồng (chiếm 30% vốn điều lệ) vì nghĩ rằng sắp tới có đường chạy qua đó.

 Anh tiến góp vốn 1.5 tỷ đồng bằng tiền mặt (chiếm 30% vốn điều lệ công ty nhưng mới ứng trước, số tiền còn lại các thành viên nhất trí khi no công ty cần, anh Tiến sẽ đóng nốt).

Các anh xây dựng bản điều lệ công ty với nội dung Hải làm giám đốc và là người đại diện theo pháp luật, Tiến là chủ tịch hội đồng thành viên.

Sau hơn 1 năm hoạt động, Minh Quang đã có lãi ròng 800 triệu đồng. HĐTV công ty tiến hành họp và ra quyết định phân chia số lợi nhuận này cho các thành viên. Tuy nhiên, các thành viên trong cong ty không thống nhất được với nhau về thể thức ăn chia. Hải cho rằng, Tiến chưa góp đủ vốn, mới 500 triệu trên 1,5 tỷ đồng đã cam kết. Công ty Phú hưng lại không trả đủ số nợ ghi trong giấy ghi nợ đối với Hải đã chuyển quyền đòi nợ cho công ty Minh Quang, nên các thành viên cũng không muốn chia cho Hải theo tỷ lệ thỏa thuận mà chỉ chia trên tỷ lệ phần nợ mà công ty đã thu hồi được là 650 triệu. Căn nhà mà Hồng góp vốn cũng chỉ có giá 700 vì không có đường mở qua, vì vậy các thành viên còn lại cũng không muốn chia cho Hồng theo tỷ lệ ban đầu. Rắc rối nảy sinh và yêu cầu đặt ra là chia lợi nhuận như thế nào?

 

Giải quyết:

Hiện nay các quy định của luật doanh nghiệp 2014 đã quy định rất rõ về thời hạn mà các bên phải góp vốn vào công ty theo cam kết và hậu quả pháp lý của việc chậm góp vốn nên về mặt pháp lý, việc chia là không khó.

Chỉ cẩn căn cứ vào các chi tiết mấu chốt:

1.  Quyền đòi nợ đã được chuyển giao cho công ty hay chưa? Nếu quyền đòi nợ đã chuyển giao cho công ty thì có nghĩa là anh Hải đã đóng đủ phần vốn góp của mình, công ty phải chịu mọi rủi do!

2.  Sau 1 năm hoạt động, mặc dù Tiến chưa góp đủ vốn và công ty vẫn không làm thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ tuy nhiên Tiến chỉ được hưởng phần lợi nhuận tương đương với phần đã góp thực tế vòa công ty (còn trách nhiệm lại tương đương với phần cam kết góp ==> rủi do rất lớn do không am hiểu pháp luật). Nếu như theo luật 2005 thì Tiến được hưởng đúng theo phần đã cam kết góp).

3.   Mặc dù các bên đã thống nhất định giá căn nhà của Hồng là 1,2 tỷ nhưng đây là thỏa thuận vi phạm pháp luật và các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm về phần còn thiếu mà không phải là Hồng chịu tất.

      Một số vấn đề cần lưu ý đó là:

·         Việc định giá tài sản góp vốn phải tuân thủ nguyên tắc nhất trí và nguyên tắc định giá đúng với giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm góp vốn.

·         Cần cân nhắc đối với trường hợp góp vốn bằng quyền đòi nợ hay những loại tài sản có giá trị rủi do cao.

·         Đối với việc góp vốn bằng giá trị QSDĐ hay nhà của cần lưu ý đến biến động giá cả để cân nhắc có nên góp vốn bằng loại tài sản này hay không. Sau thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, tài sản góp vốn trở thành tài sản của công ty, nên giá cả có lên thì người góp vốn cũng không còn quyền đối với tài sản đó nữa.

 

  •  5253
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…