DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

văn bản về giao thông đường thủy nội địa còn chồng chéo

Căn cứ luật giao thông đường thủy nội địa tại điều 71- Cảng vụ đường thủy nội địa và điều 72- Nhiệm vụ, quyền hạn của cảng vụ đường thủy nội địa có 12 nhiệm vụ và quyền hạn trong đó nhiệm vụ, quyền hạn:

thứ nhất: Quy định nơi neo đậu cho phương tiện, tàu biển trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa.

thứ hai: Kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về an toàn giao thông và bảo vệ môi trường của phương tiện, tàu biển, kiểm tra bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và người lái phương tiện, cấp phép cho phương tiện, tàu biển ra, vào cảng, bến thủy nội địa.v.v...

Căn cứ thông tư 34/2010/TT-BGTVT của bộ giao thông vận tải: Quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ đường thủy nội địa. tại điều 5: Nhiệm vụ và quyền hạn có 15 nhiệm vụ và quyền hạn, nhiệm vụ và quyền hạn thứ nhất và thứ hai cũng giống như luật giao thông ĐTNĐ quy định

Tại Kiên Giang có nhiều Cảng, bến thủy nội địa do Sở Giao thông cấp phép. Theo quy định của pháp luật thì Cảng vụ đường thủy nội địa kiểm tra và cấp phép cho tàu biển ra, vào cảng, bến. Nhưng thưc tế thì Cảng vụ hàng hải căn cứ vào thông tư 16/2013/TT-BGTVT để kiểm tra và cấp phép cho tàu biển ra, vào cảng, bến thủy nội địa. Thông tư 16 Quy định về quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam.

Căn cứ luật giao thông ĐTNĐ và thông tư 34 thì Cảng vụ ĐTNĐ làm những Cảng, bến nào, trong khi đó cảng vụ hàng hải không có chức năng thì vào cấp phép. Điều này không phù hợp với những gì quy định của pháp luật hiện hành

  •  3978
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…